Bất kỳ vết thương xuyên qua da nào cũng có thể gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng xảy ra do mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, hoặc qua vật gây ra vết thương (ví dụ như con dao bẩn) hoặc từ những nguồn khác sau khi gây ra vết thương. Vết cắn, vết cắt, vết đâm chích, vết bỏng và những chỗ nứt, gãy hở đều có thể mang đến nguy cơ nhiễm trùng.


Dự phòng nhiễm trùng


Có nhiều điều bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
• Nếu thời gian cho phép (ví dụ vết thương không đe doạ mạng sống, vết thương ít nghiêm trọng), hãy rửa tay thật sạch, thật kỹ trước khi xử trí một vết thương hở. Rửa dưới vòi nước chảy để giàm nguy cơ lan truyền mầm bệnh vào vết thương.
• Đeo găng tay (nếu có). Găng tay bằng nhựa là một hàng rào bảo vệ tốt để tránh nhiễm bẩn từ vết thương. Hãy đặt sẵn một đôi lên trên bộ dụng cụ sơ cứu của bạn để tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương.
• Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, ví dụ như là yêu cầu bệnh nhân tự dùng tay mình cầm máu nếu có thể.
• Hãy băng vết thương lại càng sớm càng tốt.
• Đừng ho khạc làm văng vào vết thương. Nếu bạn mắc ho, hãy che miệng lại và quay đầu đi chỗ khác.
• Hãy yêu cầu nạn nhân nhớ lại xem chủng ngừa uốn ván của mình có còn hiệu lực không.
Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng




Nếu xuất hiện và tiến triển những dấu hiệu và triệu chứng sau đây trên một nạn nhân có vết thương hở, thì nạn nhân nên đến bác sĩ hoặc đến nhân viên y tế để được điều trị.


• Đau tăng dần.

• Phù nề, sưng phồng.

• Đỏ vùng da quanh vết thương.

• Có chết xuất tiết từ vết thương.

• Mùi khó chịu, hôi thối bốc ra từ vết thương.

• Vết đỏ từ ngoại vi vào trung tâm vết thương.

• Hạch sưng.

• Vết thương lâu lành hoặc không lành.
Xử trí vết thương nhiễm trùng


1. Che vết thương bằng một miếng gạc vô trùng rồi băng gạc lại đúng chỗ vết thương.


2. Nâng vùng bị thương lên nếu được để giảm phù nề, giảm đau.


3. Hãy nhờ tư vấn y khoa, điều trị sốc nếu cần.


Những vết thương đặc thù và nguy cơ nhiễm trùng


Vị trí chảy máu


Nguy cơ nhiễm trùng trước mắt đối với vết thương nặng thuyên giả khi máu chảy ồ ạt ra ngoài kéo theo những mảnh vụn và mầm bệnh tiềm ẩn. Những vết thương nhỏ và những vết trầy xước do dị vật bẩn gây ra thì có ngu cơ nhiễm trùng cao hơn. Vết thương do đâm chọc thì còn nguy hiểm hơn nữa vì vết thương làm nhiễm trùng vào mô sâu bên trong, ít có xu hướng chảy máu nhiều và khó sát trùng.


Vết phỏng


Nhiễm trùng là biến chứng hay gặp nhất của bỏng. Bỏng có thể huỷ hoại nhiều vùng da rộng lớn, làm cho cơ thể dễ bị tổn tương do nhiễm trùng. Không giống vết cắt, vết bỏng không lành nhờ cục máu đông, bỏng mất một thời gian khá dài để lành lại. Điều này có nghĩa là vết bỏng có khả năng nhiễm trùng (hay “mở” trong một thời gian dài). Sau khi làm mát vết bỏng, bạn cần sử dụng một miếng gạc khử trùng hoặc gạc rất sạch, không đổ lông để che vết bỏng lại. Có thể sử dụng túi hoặc bao sạch để che thay thế gạc.



Gãy xương hở


Nhiễm trùng vào xương rất lâu lành, trong một số trường hợp phải được hỗ trợ y tế tăng cường và có khi phải cắt cụt vùng mô bị nhiễm trùng. Khi gãy xương hở, nơi xương gãy đâm chọc qua da có thể mang đến nguy cơ nhiễm trùng cao nên cần được điều trị đúng mức. Đừng chạm vào đầu xương. Thay vào đó, hãy băng chỗ gãy lại càng sớm càng tốt bằng một miếng gạc khử trùng, hay gạc rất sạch và không đổ lông. Nếu có thể, thay bằng băng thích hợp và băng lại.


Vết cắn hoặc vết đốt


Vết cắn do súc vật hay vết chích do côn trùng có thể gây nhiễm trùng cho vết thương. Một vài loại súc vật, côn trùng có mang nguy cơ nhiễm trùng riêng, ví dụ như virus dại truyền bệnh qua người nếu người bị chó dại cắn. Lau sạch vết thương rồi băng bó lại, sau đó tìm cách lưu ý với nhân viên y tế. Hãy kiểm tra xem chủng ngừa uốn ván của nạn nhân còn hiệu lực không.