+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Hybrid View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default Kiên Giang: Tưởng niệm anh hùng Nguyễn Trung Trực

    Kiên Giang: Tưởng niệm anh hùng Nguyễn Trung Trực


    (GNO-Kiên Giang): Tối 7-5 đã diễn ra lễ cầu siêu bạt độ anh linh anh hùng Nguyễn Trưng Trực tại Công viên Nguyễn Trung Trực, TP.Rạch Giá. Đây là một trong các hoạt động trong khuôn khổ Hội thảo Hoằng pháp 2010 tại Kiên Giang.

    TT. Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư; chư tôn đức Ban Hoằng pháp T.Ư và các tỉnh thành cùng đông đảo Phật tử, người dân địa phương về tham dự lễ.



    Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm anh hùng Nguyễn Trung Trực
    Người anh hùng nổi tiếng với câu nói “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 tại Bình Nhật, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ngay từ những ngày đầu Pháp xâm lược Việt Nam, anh hùng Nguyễn Trung Trực đã lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu anh dũng với nhiều chiến công vang dội như đốt cháy tàu Espérance trên vàm Nhật Tảo, chiếm đóng đồn Rạch Giá… Ông đã bị thực dân Pháp hành quyết vào ngày 27-10-1868 tại Rạch Giá.


    Khóa lễ cầu nguyện


    Phát biểu tại buổi lễ, TT.Thích Bảo Nghiêm nhấn mạnh đến công lao của anh hùng Nguyễn Trung Trực trong việc đấu tranh giành lại độc lập cho quê hương đất nước, để hôm nay nhân dân cả nước nói chung cũng như người dân Kiên Giang nói riêng luôn tưởng niệm nhớ ơn. Ngay sau đó là khóa lễ cầu siêu theo nghi thức Bắc tông và Nam tông.



    HT.Thích Giác Toàn và HT.Thích Thiện Nhơn trình bày trước đại biểu
    Sáng cùng ngày, tại giảng đường lớn chùa Phật Quang, HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS triển khai định hướng hoạt động và phát triển sự nghiệp truyền bá Chánh pháp trong thời kỳ hội nhập. Trước đó, HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS đã có buổi nói chuyện với toàn thể đại biểu dự Hội thảo với chủ đề “Sứ giả Như Lai - sứ giả Hoằng pháp với truyền thống và tinh thần hộ quốc an dân”.

    Nhóm PV thời sự Giác Ngộ

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  2. #2
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    KỶ NIỆM 142 NĂM NGÀY HY SINH CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC:
    (01/10/2010 08:10)

    Đảm bảo trang nghiêm, tuyệt đối an toàn

    Năm nào cũng vậy, vào những ngày diễn ra Lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh đầy khí phách của Nguyễn Trung Trực, hàng trăm ngàn đồng bào từ khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ về thành phố Rạch Giá thắp nén hương bày tỏ lòng thành kính, biết ơn người anh hùng dân tộc đã cống hiến trọn đời mình vì nước, vì dân.
    Năm nay, Lễ hội diễn ra trong những ngày các tầng lớp nhân dân tỉnh Kiên Giang hướng về Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX thành công tốt đẹp. Vì vậy, Lễ hội truyền thống Cụ Nguyễn càng có thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc; lượng khách thập phương có khả năng lên đến 800.000 người tề tựu về thành phố biển Rạch Giá để kính viếng, thắp hương chiêm bái Cụ và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, ẩm thực, hội chợ...
    Nét đặc sắc của Lễ hội Nguyễn Trung Trực là nhiều tổ chức, cá nhân mang gạo, củi, rau quả, người ủng hộ tiền, người ủng hộ ngày công lao động tham gia sửa sang đình, trong đó có nhiều bà con ở tận các tỉnh miền Đông Nam bộ, Long An, An Giang... đến đây trước nhiều ngày để tham gia các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội một cách tự nguyện, trật tự, chu đáo.
    Để bảo đảm cho lễ hội xứng đáng với ý nghĩa, tầm vóc của một sự kiện quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào, Ban Tổ chức Lễ hội kỷ niệm lần thứ 142 năm Ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực cấp tỉnh, Ban Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa đình Nguyễn Trung Trực đã họp bàn, đề ra nhiều hoạt động và các biện pháp bảo đảm cho lễ hội diễn ra trang nghiêm, tuyệt đối an toàn. Thành ủy, UBND thành phố Rạch Giá chỉ đạo ra quân làm vệ sinh đường phố, vận động các hộ dân treo đèn lồng ở một số đường phố chính; cơ quan chức năng huy động các lực lượng, tập trung mọi cố gắng để bảo đảm an ninh trật tự, không để xảy ra ùn tắc giao thông, hạn chế tối đa nạn móc túi, trộm cắp... Những việc làm đó nhằm mục đích cao nhất là để khách thập phương đến thành phố Rạch Giá yên tâm chiêm bái Cụ Nguyễn và tham gia các hoạt động tưởng nhớ đến người anh hùng dân tộc... Và để khi trở về quê nhà vẫn nhớ mãi về một lễ hội ở thành phố biển hiếu khách, lịch sự, tuyệt đối an toàn và hẹn gặp lại năm sau.
    Với những cố gắng và nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhà từ thiện và đồng bào gần xa, tin tưởng Lễ hội kỷ niệm 142 năm Ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực năm nay xứng đáng với tầm vóc của một lễ hội cấp tỉnh, tạo tiền đề sang năm tới nâng lên lễ hội cấp quốc gia, góp phần làm cho Kiên Giang phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời kỳ mới.
    VĂN THANH

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  3. #3
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default


    Lễ Giỗ ông Nguyễn ở Rạch Giá
    25-09-2010
    Lễ hội Nguyễn Trung Trực là sự kiện văn hóa lớn hàng năm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước được tổ chứctại Tp. Rạch Giá ( Kiên Giang).

    Thời gian: Hội chính từ 03-05/10/2010 (tức ngày 26 - 28/8 Canh dần).
    Riêng các hoạt động hội trợ, triển lãm, ẩm thực, văn hóa nghệ thuật...từ ngày 01- 08 /10/2010)
    Địa điểm: Đền Nguyễn Trung Trực, phường Vĩnh Thanh- Tp. Rạch Giá- Kiên Giang. Đền Nguyễn Trưng Trực là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

    Tấp nập du khách thắp hương tưởng niệm

    Ảnh minh họa

    Mục đích: Lễ hội kỉ niệm 142 năm ngày hy sinh của Nguyễn Trung Trực nhằm giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, đạo lí uống nước nhớ nguồn trong các thế hệ người Việt Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng và du khách thập phương. Đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống gắn với việc phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó thu hút khách du lịch, nhà đầu tư đến tham quan tìm hiểu tiềm năng, lợi thế của Kiên Giang cũng như quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long
    Phần lễ: Đảm bảo các nghi lễ truyền thống như Thượng đại kì, Lễ tế đàn Cả, Lễ tế cụ

    Người dân xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang mang tượng Ông Nguyễn kết bằng hoa về dự lễ hội.
    Lịch trình lễ hội chính:

    20h ngày 03/10: Chương trình Lễ khai mạc tại Công viên Lạc Hồng- Bãi Dương.
    04h ngày 04/10: Hương chức tựu vị dang hương tế cáo trời đất.
    05h ngày 04/10: Thỉnh sắc thần tưg Trung tâm VH- TH- DL Tp. Rạch Giá về sân lễ tượng đài Công viên Nguyễn Trung Trực.
    06h ngày 04/10: Thỉnh sắc thần vào sân lễ an vị.
    06h30 ngày 04/10: Trống hội khai lễ, diễn văn công đức, hát múa dân gian, biểu diễn võ thuật cổ truyền "Rạng danh anh hùng".
    08h ngày 04/10: Thỉnh sắc thần về Đình Nguyễn Trung Trực.

    Lễ ruớc sắc thần về Đền.

    Lễ tế anh hùng Nguyễn Trung Trực và 30 anh hùng dân tộc khác tại nội điện của Đền thờ Nguyễn Trung Trực.

    Du khách tấp nập dự lễ hội.
    Phần hội là một chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch thể hiện đạm nét văn hóa dân tộc phong phú, độc đáo, đa dạng được mở rộng hầu hết ở các địa điểm nhằm phục vụ nhân dân địa phương và du khách thập phương.
    Các hoạt động hội trợ, triển lãm, ẩm thực, văn hóa nghệ thuật...diễn ra từ ngày 01- 08/10/2010). Trong suốt quá trình kỉ niệm 142 năm ngày hy sinh của Nguyễn Trung Trực diễn ra rất nhiều hoạt động khác nhau.

    - Hội trợ triển lãm tại Trung tâm văn hóa tỉnh, hoạt động chợ phiên tại khu 16ha (Hoa Biển), các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực... được diễn ra tại Công viên Bãi Dương- Lạc Hồng như: Trò chơi dân gian, ẩm thực, triển lãm, trình diễn nghệ thuật truyền thống, đờn ca tài tử, ca nhạc, biểu diễn Lân- Sư- Rồng, Đố Thai, Cộ Hoa dân gian, triển lãm 442 ảnh về " Thành tựu kinh tế- xã hội Kiên Giang, Quê hương đất nước, con người Đồng bằng sông Cửu Long"
    - Các hoạt động thể thao: Đua xe mô tô, Bơi nghệ thuật và múa rối nước, Hội thao Người cao tuổi
    - Đặc biệt, phần lễ khai mạc diễn ra tại Công viên Lạc Hồng - Bãi Dương vào lúc 20 giờ đêm 03/10/2010 với chương trình văn nghệ do lực lượng nghệ sĩ tỉnh nhà tham gia cùng một số thí sinh đoạt giải cao trong liên hoan Tiếng hát Phát thanh - Truyền hình Kiên Giang lần thứ 18.

    Lễ hội năm nay hứa hẹn thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh trẩy hội về dự. Đây là điều kiện tốt để quảng bá sản phẩm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến vùng đến với người dân trên mọi miền tổ quốc và bạn bè quốc tế.
    Tin: Anh Sáng (Theo BTC)
    ảnh: Hoa Nguyễn

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  4. #4
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Lễ hội kỷ niệm 142 năm ngày hy sinh của AHDT Nguyễn Trung Trực: NHIỀU HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI DÂN VÀ DU KHÁCH



    Theo kế hoạch, Lễ hội kỷ niệm lần thứ 142 năm ngày hy sinh của AHDT Nguyễn Trung Trực sẽ diễn ra từ ngày 03/10 – 05/10/2010 (nhằm ngày 26 – 28/8 âm lịch). Năm nay, lễ hội được tổ chức vào thời điểm vừa kết thúc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX và chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội vì vậy các hoạt động trong lễ hội đều gắn với việc chào mừng thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đại lễ 1.000 năm Thăng long – Hà Nội.


    Ngoài phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống, trang trọng và thành kính, tôn vinh công lao của Cụ Nguyễn và các bậc tiền nhân thì phần hội là một chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, tính quần chúng phong phú, sáng tạo, đa dạng, độc đáo nhằm hướng đến phục vụ người dân địa phương và du khách.

    Không gian lễ hội được mở rộng với hầu hết các địa điểm, tạo không khí rộn ràng, náo nức trong trung tâm thành phố Rạch Giá. Nhiều chương trình hoạt động của lễ hội được bắt đầu từ ngày 01/10 đến ngày 08/10/2010 như: Hội chợ - triển lãm tại Trung tâm Văn hóa tỉnh và hoạt động chợ phiên tại khu 16 ha; triển lãm 442 ảnh (khổ 25 x 38, 39 x 45) về “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 2005 – 2010 và những hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX; Quê hương – đất nước – con người đồng bằng sông Cửu Long” tại Công viên Nguyễn Trung Trực; biểu diễn Lân – Sư – Rồng, thi cộ hoa dân gian tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Rạch Giá; chương trình văn nghệ của các đoàn nghệ thuật quần chúng của tỉnh và các tỉnh, thành bạn về biểu diễn tại sân khấu Công viên Tự Do; đờn ca tài tử và trò chơi dân gian đố thai tại sân khấu Công viên Nguyễn Trung Trực; các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian, ẩm thực, triển lãm, trình diễn nghệ thuật truyền thống, quảng bá và tổ chức tour du lịch, đờn ca tài tử, ca nhạc tại Công viên Bãi Dương – Lạc Hồng. Ngoài ra, nhiều hoạt động thể thao chắc chắn sẽ tạo không khí sôi nổi với các môn như: đua xe mô tô toàn quốc tại Sân vận động tỉnh; bơi nghệ thuật và múa rối nước kết hợp văn nghệ tại hồ bơi An Hòa; hội thao Người cao tuổi tỉnh Kiên Giang năm 2010 tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Rạch Giá. Đặc biệt, phần lễ khai mạc diễn ra tại Công viên Lạc Hồng – Bãi Dương vào lúc 20 giờ đêm 03/10/2010 với chương trình văn nghệ do lực lượng nghệ sĩ tỉnh nhà tham gia cùng một số thí sinh đoạt giải cao trong liên hoan Tiếng hát Phát thanh – Truyền hình Kiên Giang lần thứ 18. Trong khuôn khổ của lễ hội, Nhà thiếu nhi tỉnh và Công viên Lạc Hồng cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, trò chơi thiếu nhi được tăng cường thêm phục vụ thiếu nhi và nhân dân dịp lễ.
    Những ngày này không khí chuẩn bị lễ hội, từ khâu trang trí khánh tiết đến đảm bảo an ninh trật tự, tránh ùn tắc giao thông, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đều đã lên phương án và bố trí lực lượng đảm bảo có một lễ hội thành công tốt đẹp.

    Thanh Bình

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  5. #5
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    LỄ HỘI AHDT NGUYỄN TRUNG TRỰC 2010: Nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút (08/10/2010 04:10)
    Hôm qua, 7-10, Ban Tổ chức Lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2010 cho biết, diễn ra vào thời điểm Kiên Giang vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 và chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, vì vậy, Lễ hội kỷ niệm 142 năm Ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được tổ chức trang nghiêm với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút. Phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống, trang trọng và thành kính. Đặc biệt, lễ thỉnh sắc thần và dâng hương giảm bớt thời lượng sân khấu hóa, có sự tham gia của hơn 5.000 người đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị, đoàn thể và nhân dân trong ngoài tỉnh. Phần hội là một chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, tính quần chúng phong phú, đa dạng, được tổ chức ở nhiều địa điểm trong trung tâm thành phố Rạch Giá, đáp ứng nhu cầu người dân địa phương và du khách.

    Hoạt cảnh chào mừng Lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực. Ảnh: T.VŨ

    Bên cạnh đó, công tác bảo vệ trật tự, an toàn giao thông, cảnh quang môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát tốt hơn. Việc tiếp đón đại biểu, khách hành hương thực hiện chu đáo. Ban Bảo vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực tổ chức 3 trại cơm cho khách thập phương, với 3.500 người tham gia làm công tác thiện nguyện phục vụ cho Lễ hội với 324 đoàn khách mời. Theo thống kê chưa đầy đủ, dịp này đã tiếp nhận hơn 55 tấn gạo, 20 tấn đậu nành và gia vị các loại, 150 tấn rau củ quả… của các nhà hảo tâm đóng góp phục vụ khách hành hương.
    Theo đánh giá Ban Tổ chức, Lễ hội kỷ niệm 142 năm Ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tổ chức chu đáo, có sự lãnh đạo sâu sát, tạo sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện rõ tính cộng đồng. Tất cả các hoạt động của Lễ hội đã cố gắng giữ nét đặc trưng văn hóa dân tộc, khai thác, phát huy mạnh mẽ bản sắc truyền thống Việt Nam nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường chống ngoại xâm của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; là dịp để nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, tăng cường sự gắn bó giữ các dân tộc anh em sống chung trong cộng đồng; đồng thời quảng bá hình ảnh Kiên Giang, thu hút khách du lịch, nhà đầu tư đến tham quan, tìm hiểu tiềm năng, lợi thế của tỉnh để xúc tiến đầu tư, phát triển kinh tế du lịch, thương mại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Lễ hội lần này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là tạo tiền đề để Kiên Giang xây dựng kịch bản nâng cấp lễ hội mang tầm khu vực và quốc gia. Ước tính có khoảng 720.000 lượt người đến dự lễ hội và dâng hương. Tuy nhiên, do lượng người tập trung đông cùng lúc tăng đột biến nên không tránh khỏi đối tượng xấu lợi dụng cướp giật tài sản, tăng giá, nhất là các bãi giữ xe nâng giá cao hơn quy định; tình trạng ùn tắc giao thông vẫn còn xảy ra ở một số tuyến đường...
    Đ.NHI

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts