kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Threaded View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Aug 2009
    Đến từ
    Cam Đức - Cam Lâm - Khánh Hòa
    Tuổi
    30
    Bài gởi
    143
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Chính tả tiếng Việt trong diễn đàn.

    Lời nói đầu của tớ!!!

    Trên diễn đàn mình em thấy có khá nhiều các Võ sư, HLV, Võ sinh... từ các quốc gia khác nhau, nhưng tất cả lại có cùng một thứ ngôn ngữ chung đó là Võ thuật và ... Tiếng Việt. Nhưng khi dạo qua các Topic, mình thấy có nhiều người viết sai chính tả. Không biết là do vô tình hay do biến cố lịch sử nên các bạn ở các quốc gia khác có phần sai lệch, hoặc một số người ở nước ngoài không có điều kiện tiếp cận với tiếng Việt nhiều nên xảy ra nhiều sai sót về lỗi chính tả tiếng Việt.
    Cũng vì thế, hôm nay mình xin mạn phép sưu tầm và đăng một bài về Chính tả tiếng Việt để mọi người có thể tham khảo. Bài này mình chỉ nói trong phạm vi Cách bỏ dấu Hỏi và Ngã trong tiếng Việt thôi. Hy vọng sẽ giúp ích cho nhiều người.

    Mình xin trích một bài trên Vnthuquan.net

    PHÉP NÓI VÀ VIẾT HỎI NGÃ

    Hồ Hữu Tường soạn.


    Phân nửa người Việt Nam, từ Thanh Hóa trở ra, về phương diện hỏi, ngã, nói và viết rất đúng, còn một phân nửa, từ Nghệ, Tịnh trở vào, nói không phân biệt hai thanh này và viết rất lầm.
    Sự trộn lộn hai thanh này thành một sẽ là một việc làm cho tiếng Việt nghèo nàn thêm, và làm cho lắm câu thành tối nghĩa. Người có ý thức không ai dám chủ trương một việc nông nổi như vậy. Mà phân biệt hai thanh, khi nói và viết, đối với người đàng trong, là một một vấn đề to: vấn đề hỏi ngã .

    Mấy năm nay, đã có nhiều người nghiên cứu vấn đề này và đưa ra một luật, mà chúng tôi xin gọi là luật Nguyễn Đình, để nhắc nhở người đã nêu nó ra trước nhất. Cái hay - và cũng là cái dở - của luật Nguyễn Đình là để cho người đã khá giỏi tiếng Việt dùng được mà thôi. Đối với kẻ thiếu học, thì công dụng của nó rất ít.
    Lại giá trị của luật ấy chỉ ở trong phạm vi chính tả. Người đàng trong, dầu cho đã thạo rồi, cũng không sao nói đúng được.
    Muốn giải quyết đến cội rễ vấn đề này, ta hãy nghĩ xem: tại sao người đàng ngoài, dầu chẳng biết luật Nguyễn Đình, vẫn nói đúng và viết đúng hỏi ngã? Ấy bởi vì từ thuở mới học nói, họ đã nghe chung quanh họ, hai thanh này phân biệt rõ ràng. Vậy phương pháp của âm học, đối với mỗi người, và áp dụng cho tất cả, sẽ thành phương pháo giải quyết được vấn đề đến triệt để.
    Dầu ta có thạo thông lệ này, hay thông lệ nọ, mà ta nói vẫn sai, thì trẻ em nghe ta nói sai, sẽ nói sai, ắt là vấn đề hãy còn mãi.
    Việc đánh dấu đúng, tuy là cần chỉ là gáo nước để tưới trận lửa to, làm sao mà trừ đám cháy được? Còn nếu ta nhờ các thông lệ làm phương tiện riêng để phân biệt hỏi, ngã, hầu nói đúng, thì thế hệ sau nghe ta nói đúng, sẽ nói đúng. Rồi ít lâu, ở toàn cõi Việt Nam, sẽ không còn vấn đề này.
    Chúng tôi soạn tập sách vấn đề giải quyết vấn đề hỏi ngã. Khi ai nấy đã nói đúng và viết đúng cả rồi, vấn đề sẽ không còn, sách sẽ hết cần, hóa thành vô dụng. Nên lòng cầu nguyện là được một ngày gần đây, sách sẽ không được dùng nữa, và chỉ dành cho những kẻ khảo cứu tài liệu lịch sử xem chơi mà thôi.


    Paris, đầu mùa hè 1950.

    __________________



    TÍNH CÁCH ÂM HỌC CỦA HAI THANH HỎI NGÃ

    1. Tiếng Việt là tiếng có nhiều thanh, hơn cả tiếng Tàu. Những thanh này chia làm hai loại: loại thanh thuần là loại thanh biến.

    2. Thanh thuần là những thanh có một tính cách đơn thuần, và giữ mãi tính cách ấy từ đầu đến cuối:

    Những tiếng luôn luôn giọng ngang nhau, mà ta thường viết không dấu .
    Những tiếng luôn luôn giọng cất cao lên, mà ta có thể viết không dấu hoặc phải viết với dấu sắc .
    Những tiếng luôn luôn giọng kéo dài xuống, mà ta phải viết với dấu huyền .
    Những tiếng giọng rớt xuống rồi dừng liền, mà ta phải viết dấu nặng .
    Ở khắp cõi Việt Nam, ai cũng nói được và tất nhiên, viết đúng bốn thanh thuần này .

    3. Những thanh biến không giữ mãi một tính cách. Khi phát tiếng ra thì, ban đầu theo tính cách này, rồi biến liền sang tính cách khác:

    Hoặc mới phát ra, giọng đưa lên, rồi biến thành đưa xuống: ấy là những tiếng phải đánh dấu hỏi .
    Hoặc mới phát ra, giọng cho xuống rồi biến thành đưa lên: ấy là những tiếng phải đánh dấu ngã.

    Những người từ Thanh Hoá trở ra, đều phân biệt được như vậy. Bởi vì, khi nói, họ để luồng hơi ra lâu, có thời giờ mà biến thanh rõ ràng được. Những người từ Nghệ, Tịnh trở vào, đều nói không được. Bởi vì, khi nói, họ cho luồng hơi qua mau quá,không có thời giờ mà biến thanh cho kịp.

    4. Tuy người đàng ngoài nói đúng hỏi, ngã, song không phải ở địa phương nào cũng nói y như nhau.

    Ví dụ như nói dấu hỏi. Có nơi thì nói phần đưa giọng lên nhiều, phần đưa giọng lên nhiều, phần đưa giọng xuống ít. Có nơi thì trái lại, đưa giọng lên ít, đưa giọng xuống nhiều. Vì vậy mà mỗi vùng có giọng đặc biệt của mình. Nhưng dầu thế nào, vẫn theo đúng tuần tự lên xuống.
    Còn như nói dấu ngã, thì cũng vậy. Có nơi đưa giọng xuống nhiều, giọng lên ít. Có nơi đưa giọng xuống ít, giọng lên nhiều. Bởi thế mà mỗi vùng có đặc biệt của mình. Nhưng dầu thế nào vẫn nói đúng theo tuần tự xuống lên.
    Nói tóm lại, bất cứ giọng địa phương nào, hỏi ấy là lên rồi xuống và ngã ấy là xuống rồi lên. Dựa vào thời gian làm thứ nguyên để lộ cách biến chuyển của hai thanh ấy thế nào, chúng ta thấy hai thanh ấy biến theo hai chiều nghịch nhau luôn.

    5. Vậy, muốn nói được rõ ràng hỏi, ngã, tất phải theo cho đủ hai điều kiện này :

    - Nói cho luồng hơi ra vừa lâu, đủ thời giờ để ta chuyển thanh .
    - Phải chuyển thanh đúng theo mỗi loại: gặp hỏi trước cho lên, rồi mới xuống; gặp ngã trước cho xuống, rồi mới cất lên .
    Nếu theo đúng như trên, thì nói, đọc hỏi ngã sẽ không còn khó khăn gì cả .


    HAI BỰC BỔNG, TRẦM


    6. Sáu thanh trước có thể sắp vào hai bực bổng, trầm tuỳ theo sự phát âm cao hay thấp .

    Bực bổng gồm những tiếng không phải đánh dấu, hoặc phải đánh dấu sắc, dấu hỏi.

    Bực trầm gồm những tiếng phải đánh dấu nặng, dấu huyền, dấu ngã. Trong hình vẽ, ta ghi bằng những lằn ở dưới lằn phẳng.

    Vậy về mặt tương đối, hỏi và ngã khác nhau, vì thuộc vào hai bực khác nhau. Hỏi thuộc về loại bổng. Ngã thuộc về loại trầm .

    7. Vậy ta dựa vào độ cao thấp của mỗi tiếng làm thứ nguyên để ghi hai thanh hỏi, ngã, chúng ta thấy rằng hai thanh ấy ở vào hai vị trí đối nhau.

    Hỏi là thanh cao, ở vào bực bổng
    Ngã là thanh thấp, ở vào bực trầm

    Ở nhiều địa phương, có người nói hay kéo dài. Họ nói hỏi, mà kéo xuống nhiều quá, nghe như xuống đến bực trầm. Hoặc họ nói ngã, mà kéo lên nhiều quá, nghe như vượt lên bực bổng. Tuy vậy, phần căn bản vẫn ở đúng vị trí của nó.

    8. Hai phương diện nhận xét, hoặc do theo cách biến chuyển của mỗi thanh, hoặc do theo bực cao thấp, có thể nào tương phản nhau chăng?

    - Không .

    Thanh hỏi ở vào bực bổng và là một thanh biến. Đã cất giọng lên rồi mà phải biến, nếu còn càng cất cao lên nữa, thì là thanh sắc, nên phải hạ giọng xuống mới ra một giọng khác hơn là sắc.

    Thanh ngã ở vào bực trầm và là một thanh biến. Đã rớt giọng xuống rồi, mà phải biến, nếu còn càng cho rớt nữa, thì lại là thanh nặng; nên phải cất giọng lên lại mới ra một giọng khác hơn là nặng.

    Vậy ở vào bực trầm mà biến đi, thì phải theo tuần tự xuống lên .

    9. Xét hai hiện tượng tên, ta thấy rằng cách biến của mỗi thanh tùy theo vị trí của thanh này. Vậy có thể lấy vị trí của thanh mà làm cái định nghĩa đầy đủ của nó.

    Thanh hỏi là một thanh biến ở vào bực bổng
    Thanh ngã là một thanh biến ở vào bực trầm


    MUỐN NÓI ĐƯỢC HỎI, NGÃ


    10. Sự phân tích ở trước đã chỉ rằng hai thanh hỏi, ngã khác nhau như hai điệu nhạc. Vì vậy mà muốn nói được hai thanh này, chúng ta phải tập như là tập hát hai điệu nhạc khác nhau. Và phép tập nói, được trình bày ở đây, cũng phỏng theo phép tập hát.

    11. Bắt đầu, phải tập nghe Trẻ con ở đàng ngoài, vừa mới lớn có trí khôn, là đã nghe thật lâu, rồi mới bập bẹ vài lời. Và bởi chúng nó biết nghe phân biệt hỏi, ngã, mà chúng nó nói được rõ ràng.
    Người học hát cũng thế. Lỗ tai của họ đã quen một điệu hát, biết phân biệt điệu hát của mình học, trong muôn điệu, thì mới có thể hát đúng được.
    Khi ta tập nghe, tất nhiên phải nghe những người nói đúng, nhất là những trẻ con đàng ngoài, vì tiếng nói của chúng nó trong trẻo hơn. Khi chúng nó nói mau, mà ta phân biệt kịp được tiếng nào thanh hỏi, tiếng nào thanh ngã, ấy là phần thứ nhất đã xong rồi.

    12. Kế đến tập nói. Khi lỗ tai đã quen rồi, thì tất nhiên miệng nói theo ý được. Ban đầu còn ngượng chút ít. Nhưng việc biến thanh không phải là khó, đối với kẻ biết lên giọng xuống giọng. Nên cẩn thận nơi tuần tự trước sau, như đã bày ở trước.
    Cũng nên lấy tay mà vẽ trên không lằn cong mô tả sự lên giọng, xuống giọng, giống như người chỉ huy cuộc hoà nhạc ra dấu vậy. Cách thực tiễn này, nếu được các nhà giáo áp dụng ở nhà trường, sẽ đem lại mau lẹ những thành tích tốt đẹp.

    13. Sau là phải luôn luôn thực hành. Nói chuyện với người đàng ngoài phân biệt hỏi, ngã đã đành, mà nói với ai cũng giữ cho nghiêm nhặt, chẳng cho sai. Lại cũng nên dùng mọi phương pháp để cho chung quanh mình, ai nấy đều nói phân biệt hỏi, ngã. Ở nhà trường, các nhà giáo phải nghiêm khắc. Ở sân khấu, các diễn giả phải thận trọng cách phát ngôn. Ở diễn đàn, mọi người phải tập nói trúng.... Thì lần lần, phong trào lan rộng, sẽ lôi cuốn được số đông theo.

    14. Chừng ấy, mỗi người đều nghe chung quanh mình phân biệt rõ ràng, sẽ xem việc nói cẩu thả của mình như là một việc nói đớt. Rồi sẽ xấu hổ, tự chữa. Lại gặp hoàn cảnh thuận tiện để chữa được vì có khác nào trẻ con ở đàng ngoài, đã nghe mọi người nói phân biệt, ắt sẽ nói phân biệt dễ dàng.
    Rồi một thế hệ sau, khi mỗi người đã phân biệt hẳn hoi rồi, thì tình trạng ngày nay chỉ có ở đàng ngoài, sẽ được phổ cập toàn cõi Việt Nam. Vấn đề hỏi ngã sẽ giải quyết xong rồi vậy.

    15. Nhưng trước khi đến được tình trạng đẹp đẽ ấy, phải trải qua một hồi quá độ. Ấy là lúc mọi người biết cách nói và nói được, viết được hỏi, ngã, nhưng hãy còn chưa thuần thục và tự nhiên được như người đàng ngoài. Gặp một tiếng, thuộc về loại các thanh biến, không biết nó là thanh nào, hỏi hay là ngã. Vậy làm sao mà nói đúng, viết đúng được? Nói cách khác, thì đâu là phương pháp để phân biệt tiếng ấy có thanh hỏi hay ngã. Chúng ta sẽ có trả lời ở phần sau này.
    thay đổi nội dung bởi: cracker_0151, 09-18-2010 lúc 06:27 AM
    VIỆT VÕ ĐẠO SINH NGUYỆN TRUNG KIÊN PHÁT HUY MÔN PHÁI, XÂY DỰNG THẾ HỆ THANH NIÊN VIỆT VÕ ĐẠO VỮNG MẠNH

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts