Bạn Tjcktak thân mến. Vài lời trao đổi để giúp Bạn có 1 tí Khái niệm cơ bản về TCQ!
Hiện nay , TCQ tại SG có 5 Họ Chính : Dương Gia, Trần Gia, Triệu Gia, Ngô Gia và Võ Gia. Trong đó ta thường thấy nhất là 3 Họ : Triệu, Dương và Trần Gia.
Ở đây, Tôi xin có vài dòng với Bạn trong phạm vi kiến thức của Tôi về TCQ!
- Trước năm 1975 Thái Cực Quyền ở Sg chủ yếu là Triệu Gia tức là từ Thái Cực Đường Lang thuộc Thiếu Lâm Bắc phái của Ông Triệu Thúc Khê.
Triệu Thúc Khê là 1 trong những đệ tử lớn của Môn phái TC Đường lang. Ông đến Sg sinh sống và truyền bá TC Đường lang tại Chợ lớn. Võ đường chính được đặt tại Chùa Ông Bổn nay là Võ đường Lệ Chí. Do yêu cầu tất yếu của Xã hội và cũng nằm trong mục tiêu quảng bá mà Thái Cực đường lang truyền dạy phần Thái Cực Quyền cho 1 số môn sinh tại Chợ lớn và dòng Thái Cực Quyền này mang Họ Triệu...
Triệu Gia Thái Cực so với các Họ Khác thì có phần hạn chế :Biên độ đánh hơi hẹp nên thiếu độ hoa mỹ khi thực hiện các Bài quyền . Tuy nhiên, phần Bài bản thì đa số vẫn giữ nguyên Gốc, Kỹ thuật thì mang tính Chân truyền cao....!
Dương Gia được phổ biến rộng rãi nhất và có số lượng học viên đông nhất hiện nay vì tính Phổ thông,.... của các Bài quyền . Kỹ thuật cũng tương đối dễ tập.... Biên độ rộng, hoa mỹ nhưng k quá cầu kỳ. Mang tính phổ thông nên Hệ thống các bài quyền dùng trong Hội diễn cũng đa dạng : Bài 24 thức là Bài cơ bản nhất mà hầu như ai tập TCQ đều học được và đây cũng là bài thông dụng nhất, lấy đó làm Căn Bản như Căn Bản của người mới học Võ vậy. Khi tập xong quyền 24 thức thì có thể tập thêm 42 thức. Đây cũng là 1 bài quyền mang tính chất như 24 nhưng ở cấp độ nâng cao và nó có mang 1 phần Kỹ thuật của Trần Gia, Ngô Gia... Phiến thì có :Bài 32, Chính thức, 52,56,72, Đông phương.... Kiếm thì bài 32,42,49... Ngoài ra còn có Sáo, Song phiến, TC Đao, Phất trần... Các Bài Quyền này cũng đơn giản đến phức tạp như Sơ cấp đến Trung cấp trong Võ thuật vậy thôi. Vì đặc điển của TCQ là chưa có 1 hệ thống đẳng cấp nên tuy theo khả năng của người tập...
- Trần Gia Thái Cực là nét hoa mỹ cao nhất, nhưng cũng khó tập luyện nhất !
Ở Trần Gia ta thường thấy Thân, Thủ, Bộ... Uyển chuyển nhịp nhàng, Ý đạt đến Cao độ khi thực hiện các Bài tập. Mang đậm nét của Wushu. NHư vậy khỏi phải nói thêm thì Bạn cũng hình dung ra sự khổ luyện công phu của TCQ Trần Gia !
Tuy nhiên, mặc dù là công phu. nhưng la công phu trong thể hiện những kỹ thuật của TCQ hơn là Công phu THEP của người học Võ. Nếu muốn tập luyện đến mức Tự vệ hay chiến đấu được thì cũng k khác mấy so với tập Cọng phu của Thiếu Lâm ! Các bậc Thầy về TCQ Trần Gia thì dù ít hay nhiều thi Họ cũng có Công phu cũa Thiếu Lâm rồi đó Bạn.
Vì cho dù Bạn tập luyện thân pháp, quyền pháp.... đến đâu đi chăng nữa . Nếu k có 1 thân thể Rắn chắc, có thể chịu được sự tác động từ lực phản thì ......?
Vài lời khái quát về 1 góc độ rất nhỏ trong TCQ để bạn tham khảo.
Nếu muốn tập Dưỡng sinh, thì sao Bạn lại k tập thử Việt Võ Đạo Dưỡng sinh của VVN !?
Thanh Ưng !