GIẤC NGỦ VÀ LỜI RU



ChỈ khi em còn bé, bé lắm í, em mới được ngủ thỏa thuê. Lớn hơn một chút, đến tuổi đi nhà trẻ là em không còn được ngủ như thế nữa. Từ đó, em thiếu ngủ.

Em có thể nhìn thấy những đứa bé ngủ trên lưng mẹ lúc đi nương. Em cũng có thể thấy nhiều em bé ngủ sau xe mẹ trên đường đi mẫu giáo. Rồi em thức khuya dậy sớm học bài. Rồi tháng năm làm người lớn với nhiều lo toan. Trong kí ức của bà ngoại là them ngủ trong ca đêm. Suốt mãi về sau này, mỗi khi nghe đài phát nhạc hiệu “tiếng thơ” lúc 10g đêm là bất giác bà rung mình khiếp sợ, bởi giờ đó mỗi ngày của ngày xưa là giờ bà phải đi ca, dù trong mưa phùn gió bấc, dù đêm giông bão, dù con ốm, dù suốt ngày bươn chải chạy chợ làm đêm.

Trong kí ức của bà nội là canh một chưa nằm canh năm đã dậy. Là ngủ gục trên cối giã gạo. Là gánh hang xáo 10 cây số từ lúc gà gáy đầu. Là xương cốt của bà rời rã đớn đau trong tuổi 70 qua.

Em có thể nhìn thấy điều vô lý trong sự phẫn nộ của mẹ khi mẹ nghe em mở bài “Nothing to lose” của nhóm MLTR. Bởi điện thoại di động của bố cài báo thức bằng bài hát này. Và dù có ngủ nướng mấy thì nghe đến câu kết thúc chuông ”Nothing to lose……” là cả nhà phải vùng dậy.

Ở trường nào đó của nước Anh người ta đang thí điểm tùy theo “tạng” sơn ca hay cú của teen để xếp giờ học cho thích hợp. Ở một trường nào đó của Mỹ teen đang đề nghị được học lùi tiết xuống để…..ngủ thêm tý nữa. Những sáng kiến ấy đáng được đồng cảm và chia sẽ. Trong số đó có lẽ “hạnh phúc” nên đưa thêm chỉ số “được ngủ”.?!

Được ngủ là hạnh phúc, vậy mà sao lại hải ru? Bạn em nói rằng, nước nào cũng có hát ru trẻ em. Trong tiếng Anh, hát ru cũng được định nghĩa như mình, là bài hát chậm rãi, êm ái để đưa em bé vào giấc ngủ.

Có lẽ phải ru bé bơi bé đã quen trạng thái động, đung đưa suốt 9 tháng 10 ngày trong bọc nước ối của mẹ? Có lẽ bé đã quen đi nương rẫy cùng mẹ trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ, giờ nằm yên 1 chỗ khó ngủ nên phải đưa nôi và hát ru? Có lẽ “tiếng khóc ban đầu còn đau”, nên mẹ phải “ru mộng con thơ, con ngủ giấc tròn”, có lẽ mong con biết nói nên ru con là “mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương” như trong lời nhạc của Trịnh Công Sơn.

Nhưng, vậy thì người lớn, sao lại phải ru? Tại sao “tiếng ru thùy dương mấy bờ” ru người con gái trong thơ Huy Cận? Tại sao phải “ru lòng mình vậy” trong nhạc Phú Quang? Và tại sao phải ru mẹ, ru tình, ru em, ru ta ngậm ngùi, rơi lệ ru người trong nhạc Trịnh Công Sơn? Phải chăng là bởi “trái sầu rơi rụng” của đời người? Phải chăng thuở ấy chiến tranh triền mien, mẹ mất ngủ, anh mất ngủ, em mất ngủ?

Ru con được yên vui
Ru khi mùa mưa tới, ru em mãi yêu người
Ru em hoài bé dại, một hồn thơm cây trái
Ru trên đường em đến, xôn xoa từng tiếng chim
Rue m là cánh nhạn, miệng ngot hạt từ tâm.


Hóa ra khúc hát ru cũng chính là lời kinh cầu nguyện. Ru phận mình, ru lòng mình. Ru đời. Ru người, rut a. Không biết có nơi đâu cũng có lời ru người lớn như thế như trong Tiếng Việt? Không biết nơi đâu còn phải ru người lớn ngủ?
Để bây giờ em, một người Việt trả, cũng thao thức trong kí ức về giấc ngủ và lời ru.

------HHT 707------