Chân lý của võ học cũng giống như kiến thức vậy, sâu xa, mênh mông như biển. Trong vô số sự uyên thâm của "kiến thức" ấy, những chân lý luôn song song với sự thực dụng của cuộc đời con người, mà có lẽ là với tất cả những người bình thường, cho đến trọn cuộc đời, khi nhìn lại những gì mình đã trải wa thì mới biết rằng mình đã làm đc những gì, mất những gì và cần những gì...

Có lẽ với tất cả mọi người, ai cũng ít nhất một lần tự hỏi chính mình: "Mình sinh ra để làm gì?!". Với những người bi quan - họ nghĩ mình sinh ra theo sự áp đặt của số phận, cuộc đời đưa đẩy đến đâu cũng đành chịu như vậy, họ than trách số phận sao ko cho họ đc những thứ họ mong muốn, cho họ giỏi hơn và ngang bằng với người khác, thời gian làm cho sự tự ti trở thành nhỏ nhen, ích kỉ trong con người họ... Người lạc quan thì ngược lại, họ dám ước mơ, dám thực hiện nó để thay đổi cuộc sống của chính họ, họ tin rằng, họ sinh ra để sống một cuộc đời do chính họ lựa chọn, với tất cả đam mê và tình yêu với dương gian, với họ, cuộc sống tràn đầy màu hồng mơ ước và màu xanh hy vọng - hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong cuộc đời họ... Người tu hành chân chính luôn cùng một quan điểm: sống là để trải nghiệm, để ngộ ra những chân lý nhằm đạt đến cảnh giới của cõi vô biên... Nói chung, ai cũng muốn cuộc sống của mình đc hạnh phúc, và làm cách nào để biết mình nên làm những gì để mong muốn đó đc toại nguyện? Các câu danh ngôn về cuộc sống ra đời để giúp mọi người nhìn nhận wan điểm, lý tưởng của bản thân, để biết cách tạo ra niềm vui cho chính mình...

Bởi vì, võ học bắt nguồn từ Đạo, và triết lý của Đạo thì ko thể là sai đc. "Võ học" bao gồm "võ thuật" và "học" có nghĩa là kiến thức... Chẳng hạn như Thái Cực Quyền bắt nguồn từ đạo giáo, và các nguyên lý của Đạo này như "dĩ nhu chế cương, dĩ tĩnh chế động" đều đc thể hiện trong bài quyền, tuân theo tự nhiên, ko gốc rễ, ko dục vọng, tĩnh tâm vô khát... Ngoài ra, còn có nhiều châm ngôn dễ đi sâu vào lòng người, đó như là một nghệ thuật sống...

"Thái Cực Quyền thấm nhuần tinh thần của Đạo. Đời sống là một cuộc du hành bất tận, một wá trình mà ta phải luôn cân bằng hai nguồn năng lượng âm dương đối nghịch để đạt đến sự viên mãn và hạnh phúc!". Giống như câu "Học ko chơi đánh rơi tuổi trẻ, Chơi ko học bán rẻ tương lai"; "âm wá độ" hay "dương wá mức" cũng đều dẫn đến những hệ wả ko tốt, và mỗi người chỉ có thể đạt đc sự hạnh phúc khi cân bằng hai thứ đó, chẳng hạn là đàn ông, vừa có sự nghiệp vừa có gia đình hạnh phúc mới gọi là thành đạt.

"Đừng hy vọng cuộc đời cho ta tất cả. Được và mất như một vòng xoáy âm dương, trong hạnh phúc đã an mầm bất hạnh, và trong vực sâu bất hạnh đang có những mầm hạnh phúc đang tẻ hạt vươn lên". Câu danh ngôn này, đúng với Thuyết Âm Dương của Đạo Giáo: "Trong âm có dương, trong dương có âm, âm dương tương hợp, tương sinh, tương khắc. Âm cùng cực trở thành dương, dương cùng cực trở thành âm. Âm dương vô khởi, vô chung.". Giống như một sự lựa chọn mà ta phải chấp nhận, "trên đời này việc gì cũng có giá của nó, quan trọng là thứ mình gặt hái đc có xứng đáng với sự đánh đổi hay ko", được thứ này thì mất thứ khác, mất cái này được cái kia, ko bao giờ trọn vẹn và đầy đủ, cũng như ko thể thiệt thòi mãi, được - mất luôn luân hồi. Cuộc sống hạnh phúc chỉ đến với những người đơn giản, biết trân trọng giá trị của hiện tại. Cứ đặt wá nhiều hy vọng ngông cuồng vào tương lai và cho rằng đó là cuộc sống hoàn hảo thì ko bao giờ ta đc nếm trải hạnh phúc đích thực, khi biết cách tận hưởng những giây phút ngọt ngào của từng giây phút, chúng ta sẽ hiểu đc cuộc sống mang đến cho ta những gì, và những điều tốt đẹp nhất trong tương lai sẽ đến một cách tự nhiên - như một món quà xứng đáng cho sự lạc quan của chúng ta! Tương đương như câu "Những điều hạnh phúc nhất là những gì gần gũi nhất, giản dị nhất, bình thường nhất", mọi thứ xung quanh chúng ta nếu biết trân trọng nó sẽ luôn là niềm cảm hứng, mang lại sự hạnh phúc ở từng thời điểm, có thể sẽ đến mức vô cùng kỳ diệu. Nhưng thông thường ít ai nhận ra điều đó, họ luôn nuối tiếc về dĩ vãng, chán nản ở hiện tại và mơ mộng, đòi hỏi wá nhiều vào tương lai, đến khi mất một điều hay một thứ gì đó, mới biết nó wan trọng với mình và lại tiếp tục tiếc nuối...

"Đi đến nơi ta đã từng đến, sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc vừa phải mò mẫm tìm đường, lại vừa phải tìm đích đến!". Như đã nói ở trên, những gì đã wen thuộc dễ giúp ta có cảm hứng và tìm đc niềm vui hơn, dễ tìm đc sự cân bằng... "Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" là vậy! Ngoài ra, triết lý này cũng có thể "ứng dụng" vào việc... cua gái , với những người đã tìm hiểu kĩ càng và xác định đc mức độ tình cảm của mình, cua những người đó vẫn dễ hơn những người mới wen biết .

Châm ngôn của võ học thì nhiều vô số kể, trình độ hiểu biết của Bọ Chét cũng chỉ có hạn, tặng mọi người thêm một câu nữa - câu này cũng bắt nguồn từ Đạo gia: "Chặng đường nào cũng bắt đầu bằng một bước chân", đơn giản như vậy có lẽ ai cũng hiểu đc nội dung và ý nghĩa của nó nên ko cần bàn nhiều. Với tuổi trẻ tràn đầy khao khát và ước muốn, nên ghi nhận và tự tin hơn để thực hiện ước mơ của mình, chinh phục đỉnh cao của con đường chúng ta đã chọn...

Đã sống là phải sống sao cho ý nghĩa, để thời gian trôi đi ko phải hối tiếc về những gì mình đã làm và chưa làm đc; cũng có những lúc tiếc nuối về quá khứ, tha thiết về mối tình đầu với những kỉ niệm ít ỏi, những dự tính cùng nhau nhưng chưa kịp thực hiện thì mọi thứ đã kết thúc, hay day dứt về các cơ hội đã trôi wa khiến cuộc đời mình rẽ sang một hướng khác... Đó là hoài niệm, ai cũng phải trải wa cảm xúc đó, nhưng một khi đã tìm đc những đam mê đích thực khác trong cuộc sống, nên "cất giấu" những kí ức đẹp đó vào một góc khuất trong trái tim mình, hay rút kinh nghiệm từ những lần vấp ngã, để dành tâm huyết và sức lực cho những dự định khao khát trong tương lai