NHỮNG THIÊN THẦN ÁO TRẮNG



Mỗi năm đến ngày 27-2 lòng tôi lại hướng về những thầy thuốc VN thầm lặng quên mình vì sức khỏe cộng đồng. Những năm đèn sách ở giảng đường và bệnh viện, để trở thành 1 thầy thuốc giỏi, họ phải học tất cả từ những điều đơn giản nhất là tiêm thuốc, truyền dịch, làm vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân bị chấn thương sọ não, học cách đỡ đẻ trên mô hình trước khi tham gia một ca đỡ đẽ thật trên sản phụ, học mổ trên thi thể một cách chính xác rồi sau đó mới được tham gia phẫu thuật trên bệnh nhân.

Đó là một hành trình dài của cả một đời người. Một khi đã khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, người thầy thuốc sẽ nhận về mình những trách nhiệm nặng nề cùng những hi sinh thầm lặng. Họ phải ý thức một điều tất yếu, đó là học cả đời, học từ các thầy, học từ các đồng nghiệp và học từ những người đã hiến xác cho y học,…..Một ca phẫu thuật thành công là công sức của cả tập thể các bác sĩ gây mê, phẫu thuật viên chính – với những đường cắt, đường mổ chính xác, những kĩ thuật viên phụ trách dụng cụ, các điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu thuật chu đáo, ân cần,……Sau một ca phẫu thuật, các thầy thuốc còn phải luôn nghiên cứu, học tập để truyền đạt lại những kinh nghiệm quý giá ấy cho các sinh viên y khoa và bác sĩ trẻ. Tôi biết có những bác sĩ rất ít khi được nhìn thấy ánh mặt trời, vì họ bước ra khỏi nhà vào lúc rạng sáng và trở về lúc thành phố đã lên đèn.

Có những công trình y học được nghiên cứu trong vài năm, có những công trình nghiên cứu vài chục năm, và có cả những công trình mà cả đời người cũng không thể thức hiện xong,……Tự hào thay câu:” Lương y như từ mẫu”.!!


- Tuổi Trẻ -