Đứa Con Vô Tâm





Thuở xưa, tại một ngôi làng hẻo lánh xa kinh thành, có hai mẹ con đùm bọc với nhau. Người cha mất sớm, trước khi chết người cha dặn dò với người con trai, ông ta dùng ngôn ngữ bằng tay để căn dặn vì bẩm sinh ông ta là người vưà câm lại điếc: "Khi con lớn lên, con phải học thành tài để rồi giúp đỡ mẹ con và những người nghèo khổ trong làng con nhé ". Người con dạ vâng rồi cố gắng ăn học.

Sau khi người con thi đỗ trạng nguyên, được nhà vua giữ lại hòng giúp việc quốc gia đại sự cách biệt khá lâu, người mẹ vì nhớ con qúa nên đã khóc ngày và đêm. Người mẹ cuối cùng đã bị mù và tánh tình bà ta trở nên rất khó chịu. Cũng nhờ sự chiếu cố của bà con hàng xóm nghèo nên bà ta cũng có thể sống qua ngày.

Một ngày kia, khi người con trên đường về nhà thăm mẹ, trong lòng rất hân hoan và đắc chí, rất mong mẹ thấy được cái cảnh vinh quy bái tổ, cờ trống rộn đường. Khi về đến nhà, khắp nơi trên đường phố chỉ là người nghèo khổ và bịnh tật hôi tanh, cũng vì năm đó thất muà vì hạn hán. Không ai còn hơi sức để nhìn vị trạng nguyên.

Gặp lại con trai, người Mẹ giận qúa và mắng đứa con của mình đã biệt tăm bấy lâu. Người con nói: "Con chỉ muốn cho mẹ nhìn thấy con trai mẹ oai phong cỡ nào thôi, chứ con không muốn nghe mẹ chửi rủa con. Cái làng gì đâu mà toàn là khốn khổ hắc ám, nếu biết thế, con sẽ không về đây." Người mẹ nói: "Con à! những người trong làng đã qúa khổ rồi, nếu con còn là con người, thì dù họ thế nào chăng nữa, con cũng nên thương họ mới phải."