+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Hybrid View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Bài gởi
    129
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Gieo Nhân Nào Gặt Quả Nấy

    Mỗi suy nghĩ, hành vi hay quyết định của bạn đều ngay lập tức tác động đến đời sống và mọi thứ liên quan đến bạn. Như ông bà xưa hay nói, gieo gió gặt bão, cách ứng xử của bạn báo trước cho bạn biết cuộc đời của bạn sẽ diễn tiến như thế nào. Nếu bạn ích kỷ, sống chẳng cần biết đến ai, thì sẽ không ai tha thiết quan tâm đến bạn, nếu bạn cởi mở thân thiện thì bạn cũng sẽ đuợc người chung quanh đối đãi thân thiện y như thế. Ngày xưa quả báo thì chầy, ngày nay quả báo nhãn tiền thấy ngay. Chịu khó quan sát cuộc sống, Bạn sẽ thấy đúng như vậy. Ở hiền gặp lành ở ác gặp ác.


    Có thể bạn thấy khắp nơi vẫn có nhiều người xấu sống phây phây phè phỡn, nhưng bạn hãy tin đi, họ không thật sự hạnh phúc, hay sung sướng được lâu đâu. Họ không thể ngũ ngon giấc, không có ai thật sự yêu quý họ. Họ có nhiều điều sợ hãi, lo lắng và buồn phiền. Chỉ những người biết yêu thương người khác mới được đáp lại bằng lòng yêu thuơng.

    Thế nên bạn hãy thận trọng, khi quyết định hay làm một việc gì đó. Gieo nhân nào gặt quả nấy. Hãy chọn giống tốt để gieo, hãy luôn làm điều tốt do luơng tâm mách bảo để không phải ân hận về sau.
    vovinamTB
    VÔ THƯỜNG

    NGHIÊM LỄ

  2. #2
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default

    Gieo nhân nào gặt quả nấy hay còn gọi là Luật Nhân Quả.

    Khi bạn đề cập đến Luật Nhân Quả nghiễm nhiên bạn phải thừa nhận có "kiếp trước và kiếp sau" cũng giống như định nghĩa một tập số trên một trường số thì tập số đó phải thoả mãn những tính chất của trường số đó. Luật Nhân Quả không chỉ trói buộc trong một kiếp sống theo "quan niệm duy tâm".

    Ví dụ như phong thủy, trước đây người ta lên án là mê tín dị đoan, nhưng đến khi nghiên cứu hiểu được mấu chốt vấn đề, thì người ta lại xem là môn khoa học, vì nó chỉ ra cách sắp xếp đồ đạt trang trí nội thất hài hòa giữa người - nhà cửa - tự nhiên (gió, nước, ánh sáng, trường điện từ của trái đất .... mà người xưa gọi là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ). Chính vì lẽ đó, tử vi - nhân tướng học cũng đang dần được thừa nhận, có khoa đào tạo - nghiên cứu chuyên sâu ở một số nước.

    Cho nên, khi đã chấp nhận "có kiếp trước kiếp sau" thì Luật Nhân Quả mới tồn tại. Những bi kịch hay những câu chuyện bạn các bạn đưa ra mà các bạn không thấy sự tồn tài của Luật Nhân Quả.

    "Người làm phước có khi mắc nạn,
    Kẻ lăng loàn đặng mạng giàu sang.
    Ấy là nợ trước còn mang,
    Duyên xưa chưa dứt còn đang thưởng đền."
    Tóm lại, muốn kết luận có hay không, phải trải qua quá trình chiêm nghiệm nhiều mặt của cuộc sống, vì không phải cái gì cũng phơi bày rõ ràng. Những gì người xưa đúc kết, nó điều có nguyên nhân và có thực tế để làm luận chứng, nhưng nó có còn phù hợp không? Phù hợp đến chừng mực nào thì phải xem xét hình thái xã hội hiện tại ra sao, phát triển cỡ nào ?!!
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  3. #3
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Bài gởi
    129
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Bạn lại nói chuyện theo quán tính, hể mỗi khi nghe nhân quả lại cho rằng quá khứ vị lai, mà sao bạn lại không nghĩ rắng đó là mong ước của sự công bằng, ai ai cũng muốn có sự công bằng trên cuộc sống này cho nên họ nghĩ rằng cái gì cũng có cái nhân quả đó.
    Mà nếu nói về chuyện quá khứ vị lai hay ma quỷ, thì bạn cũng đừng nên nói theo quán tính như vậy vì hiện nay 100% giới khoa học không dám bác bỏ thì chứng tỏ rằng điều đó không phải là không có. khía cạnh nhân qua ở đây muốn đề cập đến là tính công lý của đời chứ không muốn đào sâu về tôn giáo.

    Đây cũng là điều thể hiện một con người có đạo đức, yêu công lý, còn chúng ta thấy những kẻ ác mà còn sống vui vẻ thì điều đó sao bạn biết rằng họ không bị đau khổ, còn những nguời mà bạn cho là tốt thì bạn dựa vào điều gì họ không làm điều không tốt. cho nên mong bạn hãy nhìn một vấn đề bằng hai mặt, để trách tiêu cực.
    vovinamTB
    VÔ THƯỜNG

    NGHIÊM LỄ

  4. #4
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default

    Tóm lại, muốn kết luận có hay không, phải trải qua quá trình chiêm nghiệm nhiều mặt của cuộc sống, vì không phải cái gì cũng phơi bày rõ ràng. Những gì người xưa đúc kết, nó điều có nguyên nhân và có thực tế để làm luận chứng, nhưng nó có còn phù hợp không? Phù hợp đến chừng mực nào thì phải xem xét hình thái xã hội hiện tại ra sao, phát triển cỡ nào ?!
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  5. #5
    Tham gia ngày
    Oct 2010
    Tuổi
    53
    Bài gởi
    9
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    77 Ðề: Gieo Nhân Nào Gặt Quả Nấy

    Tính Chất Của Nhân Quả – Quy Luật Của Cuộc Sống



    Quy luật của cuộc sống không khác gì tính chất của nhân quả. Hiểu rõ tính chất của nhân quả chính là hiểu rõ quy luật của cuộc sống.

    Để hiểu rõ nhân quả trong cuộc sống chúng ta hãy nhìn cây thảo mộc thì sẽ hình dung ra được ngay được nhân quả của con người không khác gì nhân quả của thảo mộc. Tính chất của nhân quả con người không khác gì tính chất của nhân quả của thảo mộc, bởi vì thảo mộc, con người và muôn vàn vạn vật khác trong cuộc sống đều có đồng tính chất, chỉ cần chịu khó để tâm quan sát thì sẽ dễ dàng nhận ra những quy luật chung của cuộc sống.

    • Một nhân cho ra nhiều quả.
    • Một quả có nhiều nhân.
    • Quả bao giờ cũng lớn hơn nhân nhiều lần.
    • Nhân quả của mỗi cây khác nhau.
    • Nhân nào quả đó.
    • Nhân quả là vô thường.
    • Sự tương ưng tái sinh của nghiệp báo nhân quả.
    • Nhân quả có thể chuyển hóa được.

    1. Một nhân cho ra nhiều quả.
    Khi gieo một hạt giống xuống đất, chúng ta gặt hái được rất nhiều hoa, quả, củ, trái.

    Con người cũng vậy khi gieo một nhân trộm cắp, chính người đó sẽ gặt hái được rất nhiều hậu quả như: bị đuổi rượt, bị truy nã, bị đánh đập, bị bắn giết, bị ngồi tù, bị ức hiếp, bị tra tấn, bị người đời khinh thường, bị người nhà xa lánh, bị lý lịch xấu, khi ra tù khó xin việc làm, v.v…

    2. Một quả có nhiều nhân.
    Trong trái đu đủ có hàng trăm hạt, trái ớt cũng có rất nhiều hạt, tuy nhiên cũng có vài quả có một hạt như quả xoài, v.v…

    Con người khi bị nhân quả tới thăm, thường phản ứng lại rất nhanh. Ví dụ khi bị quả có người đánh mình, người bị đánh giận nóng mặt lên, nói những lời nói hung dữ, nạt nộ nhau, tìm cách trả thù, đánh nhau, chém giết bắn nhau,v.v…hoặc nhẫn nhịn, thương yêu tha thứ bỏ qua, nói lời nói xin lỗi, v.v… Những phản ứng đó chính là những nhân mới từ một quả bị người đánh đập.

    3. Quả bao giờ cũng lớn hơn nhân nhiều lần.
    Đúng vậy trái quả nào cũng lớn hơn rất nhiều lần hạt gieo xuống đất từ 10, 100 hay 1000 lần.

    Nhân quả của con người cũng như vậy, không phải khi chúng ta gieo nhân trộm cắp người khác 1 đồng thì sẽ bị người khác trộm lại 1 đồng. Trái lại có khi chúng ta bị người khác trộm lại vật nào đó có giá trị gấp rất nhiều lần. Khi đánh một người một cái, người đó sẽ bị đánh trả lại không phải chỉ một cái mà có khi bị đánh túi bụi bầm dập,v.v…

    4. Nhân quả của mỗi cây khác nhau
    Thời gian cây thực vật cho ra trái, quả, củ rất khác nhau, có khi chỉ trong một ngày (cây giá từ hột đậu xanh), có khi trong vòng vài ngày, vài tháng,…cho đến vài năm (cây lan, cây mai, cây ớt, cây đu đủ, cây lúa, cây xoài,…).

    Nhân quả của con người cũng vậy, có người gieo nhân thì gặt quả ngay như khi đánh người thì bị người đánh lại ngay, có khi đến vài tháng, vài năm cho đến vài chục năm.
    Có người đặt câu hỏi tại sao những người tham ô của cải nhà nước lại càng ngày càng giàu, không thấy bị quả báo. Đó là vì phước báu thiện của họ vẫn còn, đến khi phước báu hết thì họ sẽ gặt phải quả báo xấu ngay. Do vậy nhân quả của mỗi việc làm của mỗi con người đều khác, không giống nhau và không có công thức nào tính được.

    5. Nhân nào quả đó
    Hạt ớt cho ra trái ớt, hạt đu đủ cho trái đu đủ, hạt xoài cho ra quả xoài, không thể hạt ớt cho ra trái đu đủ hay trái xoài được. Chúng ta ví ớt giống như điều ác, đu đủ giống như điều thiện. Gieo nhân ác thì phải gặt quả ác, gieo nhân thiện thì sẽ gặt được quả thiện.

    Nhân quả của con người cũng vậy, gieo nhân nào phải gặt quả đó. Gieo nhân giết hại, ăn thịt hay nướng chúng sanh thì phải có quả báo bị giết hại, bệnh tật, tai nạn, bị hỏa hoạn, phỏng hoặc chết cháy. Gieo nhân biết thương yêu tha thứ người hay muôn loài vạn vật thì có quả báo được thương yêu, gặp may mắn và muôn điều lành khác. Sống tham lam ích kỷ, trộm cắp không bố thí giúp đỡ người thì phải có quả báo nghèo hèn, túng thiếu. Sống không siêng năng tìm tòi học hỏi thì làm sao tạo quả thông minh được. Sống không sân giận, nóng tính và luôn trãi rộng lòng từ đến với mọi người, dùng lời nói diu dàng, ôn tồn thì sẽ có quả báo được nhan sắc đẹp tuấn tú, được người thương mến và có cảm tình thân thiện ngay, ngược lại thì tạo quả nhan sắc xấu xí (bởi vì người nóng tính sân giận, thì có gương mặt rất hung dữ và sát khí).

    Nhân nào quả đó, không thể nói gieo nhân dâng hoa cho Phật thì được nhan sắc đẹp hay tuấn tú khôi ngô, hay quy y tam bảo thì được quả thông minh. Gieo nhân làm biếng không học hành, đi cầu xin thần thánh cho thi đậu thì không thể thi đậu được.

    6. Nhân quả là vô thường.
    Sự vô thường đó là sự thay đổi, không bất biến, không bất dịch nghĩa là không có vật gì trên đời này là không thay đổi. Cây thảo mộc rồi cũng phải chết, trái quả cũng có to nhỏ khác nhau, rụng sớm muộn khác nhau, v.v…
    Sự vô thường của con người cũng nằm chung trong quy luật của cuộc sống, không thể thoát khỏi. Ai nghĩ rằng chuyện gì đó bất biến, không thay đổi thì chính người đó sẽ tự làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài vạn vật khác. Ai hiểu rõ quy luật vô thường của nhân quả thì người đó không chấp hay dính mắc vào bất kỳ điều gì, vật gì, hay bất kỳ ai, người đó là người sống biết buông xả, biết cách sống đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và cho muôn loài vạn vật khác.

    Để hiểu rõ hơn xin đọc bài “Buông xuống”
    http://chanhkien-pa.blogspot.com/201...ong-xuong.html

    7. Sự tương ưng tái sinh của nghiệp báo nhân quả
    Để dễ hiểu chúng ta hãy nhìn xem cây thảo mộc. Khi cây có trái, người nông phu lại lấy tiếp những hạt từ trái quả của cây mẹ đầu tiên làm giống gieo xuống đất để ươm thành những cây con mới, những cây con này lại phát triển sanh trưởng lớn lên cho ra trái quả, và cứ như thế bao thế hệ tiếp theo được gieo trồng lớn lên từ thế hệ trước. Cái đặc biệt đáng chú ý ở đây chính là những thế hệ con cháu đó là gốc từ một cây mẹ ban đầu vẫn còn sống chưa chết. Đó gọi là nhân quả hiện tại tương ưng tái sinh.
    Còn nếu như cây mẹ chết đi sanh ra những cây con mới gọi là nhân quả cận tử nghiệp tương ưng tái sanh.

    Hành động nhân quả của mỗi con người đều phóng xuất từ trường. Nhân ác thì phóng xuất từ trường ác; nhân thiện thì phóng xuất từ trường thiện, nhưng từ trường gồm có hai:
    1- Từ trường phóng xuất theo duyên nhân quả nghiệp báo hiện tại.
    2- Từ trường phóng xuất theo duyên nhân quả nghiệp báo cận tử nghiệp.

    Nghiệp báo của nhân quả có hai trường hợp tái sinh đó là:
    • Nhân quả thiện ác hiện sinh nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.
    • Nhân quả thiện ác cận tử nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.
    Chúng ta hãy thử xem từng trường hợp:
    a) Nhân quả thiện ác hiện sinh nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.
    Hằng ngày nhân quả thiện ác của mỗi người qua thân, khẩu, ý đều phóng xuất ra môi trường sống những từ trường nghiệp báo thiện ác, những nghiệp báo đó sẽ tương ưng tái sinh ngay trong từng giây phút hiện tại mà không ai ngờ được.

    Nếu như nhân quả nghiệp báo ác thì sẽ tương ưng tái sanh trong môi trường ác. Ví dụ như người thích ăn thịt gà sẽ phóng xuất từ trường ác và từ trường nghiệp báo này sẽ tương ưng tái sinh thành nhiều chú gà con khắp nơi trên thế giới. nhân quả nghiệp báo thiện thì sẽ tương ưng tái sinh vào môi trường thiện. Ví dụ người sống thiện, giữ gìn ngũ giới thì sẽ tương ưng tái sinh trong hiện kiếp vào gia đình nào đó để được sinh ra làm người.

    Chính vì tính chất này của nhân quả mà chúng ta nhận thấy dân số thế giới càng ngày càng tăng lẫn người và vật. Không cần phải đợi đến lúc con người chết mới có tái sanh, mà ngay trong từng giây phút hiện tại con người đang sống đã có biết bao nhiêu sự sống được tương ưng tái sinh từ nhân quả nghiệp báo của chính người đó.

    Chúng ta còn nhớ về tính chất của nhân quả, “một nhân có nhiều quả”, mỗi mỗi một từ trường nghiệp báo sẽ tương ưng tái sinh ra nhiều chúng sinh chứ không phải một đâu.

    Nếu nói rằng khi chết nghiệp báo mới có tương ưng tái sinh thì khi chết một người, có một người tái sinh thì chắc số lượng chúng sinh trên thế giới là một con số không đổi (constant), nhưng thực ra thì không phải vậy, ngày nay số lượng người và vật (gà, bò, heo, cá sấu, cá, v.v…) tăng rất nhiều. Chính những con vật đó chính là con cháu của những người thích ăn thịt gà, bò, heo, cá, tôm, cua,v.v… và chính những con vật đó lại phải trả nhân quả bị người khác giết, ăn, nướng, v.v…

    b) Nhân quả thiện ác cận tử nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.
    Trường hợp cận tử nghiệp thì dễ hiểu và ai cũng biết đó là trước khi chết từ trường nghiệp báo cuối cùng của người còn sống phóng xuất vào không gian sẽ tương ưng tái sanh vào những gia đình nào có cùng nghiệp báo tham sân si khắp thế giới, bởi vì thế giới này là thế giới của tham sân si.

    Chỉ khi hết tham sân si thì mới không còn tương ưng tái sinh vào thế giới luân hồi này, còn tham sân si thì không thể thoát khỏi thế giới trần gian này. Điều kiện này không phụ thuộc vào người theo tôn giáo nào, ở đây chỉ xét có nghiệp báo tham sân si là đủ điều kiện để quyết định có còn tái sinh hay không tái sinh.

    8. Nhân quả có thể chuyển hóa được.
    Đối với cây thảo mộc con người luôn không ngừng chuyển hóa chúng thành những cây trái bõ dưỡng, ngon ngọt, thơm và có ích cho con người. Cụ thể như tưới nước, bón phân, cắt ghép giống cây tốt, chuyển gen, giữ lại những gen tốt, loại bỏ những gen xấu,.v.v…Chính vì vậy mà ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều loài giống tốt, thu hoạch ngắn ngày, trái mùa, từ cây lúa, cây lan nhiều loại nhiều màu, xoài, sầu riêng, mận thái lan, trái bưởi, quả măng cụt, trái vú sữa, trái thanh long…

    Cuộc sống của con người luôn bị nhân quả chi phối như vậy cho nên đức Phật mới nói rằng: “Con người từ nhân quả sinh ra, sống trong nhân quả và chết với nhân quả.”

    Khi chúng ta hiểu được câu này thì những giải đáp của cuộc sống đã sáng tỏ, tại sao có người sinh ra trong gia đình giàu sang, nghèo hèn, bệnh tật, chết yểu, thông minh, ngu khờ, thành thị, nông thôn, cao nguyên, biên giới, miền nam, miền bắc, miền trung, hay ở nước Việt Nam, nước Nga, nước Mỹ, v.v…

    Ai cũng muốn có cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, vui vẻ, thành công, phát đạt, sống lâu, hưởng thụ phú quý đời đời. Vậy yếu tố gì quyết định cuộc sống hạnh phúc đó?
    Có phải là do thần thánh phù hộ?

    Chỉ cần chịu khó quan sát một chút ai cũng nhận ra rằng, người nghèo, kẻ khó khăn rất tin tưởng thần thánh, họ còn cầu xin thần thánh, đi chùa, đi nhà thờ, cầu nguyện, tụng đọc kinh còn nhiều hơn người giàu sang phú quý, nhưng cuộc sống của họ vẫn nghèo hèn, khó khăn và túng thiếu.

    Lại nữa trong bất kỳ tôn giáo nào cũng có người giàu kẻ nghèo, người khỏe kẻ bệnh, người thông minh kẻ ngu dốt, người thành công, kẻ thất bại,v.v… Do vậy tôn giáo không phải là yếu tố chính làm cho con người trở nên giàu có hạnh phúc hay thành công được.

    Vậy yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất để có thể chuyển hóa nhân quả. Đó chính là đạo đức nhân bản nhân quả. Đạo đức nhân bản nhân quả là những đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả muôn loài vạn vật khác, nghĩa là những đức hạnh mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, mọi người và muôn loài vạn vật khác.

    Chính vì khi gieo một nhân đức hạnh thì chúng ta sẽ gặt được những quả thiện sum sê thơm ngọt trong tương lai.

    Có bao nhiêu đức hạnh? Thưa rằng có rất nhiều không thể kể hết, từ một việc nhỏ như nhặt đinh hay vỏ chuối ngoài đường, cho đến bố thí, chia sẻ những gì mình có cho người khác cho đến biết thương yêu sự sống của những loài vật khác bằng cách không ăn thịt hay giết các loài vật và những lời nói ái ngữ thương yêu,v.v… Chính những đức hạnh đó sẽ giúp cho con người thay đổi được cuộc đời mình.

    Để hiểu rõ hơn về một phần đa dạng của đạo đức xin mời các bài đọc bài “Sống Thương Yêu”:
    http://chanhkien-pa.blogspot.com/201...huong-yeu.html


    Kết luận: Tóm lại khi hiểu được những tính chất của nhân quả, con người hiểu rõ được những quy luật của cuộc sống, biết sợ hãi từng hành vi của mình từ lời nói, hành động và suy nghĩ. Tự trau dồi hay sửa lại những gì đã sai phạm, dần dần trở nên toàn thiện con người mình và cảm thấy rất hạnh phúc.

    Để đạt được kết quả thì phương pháp “như lý tác ý” hay còn gọi là phương pháp tự kỷ ám thị sẽ giúp chúng ta rèn luyện những đức hạnh tốt. Thiếu “tác ý” con người sẽ bị cuốn trôi vào ác pháp lúc nào không biết. Nhờ có tác ý mà con người sẽ thấy hiểu rõ và làm chủ từng tâm niệm của mình.

    Đức Phật đã dạy: “Có như lý tác ý và không như lý tác ý.
    Này các Tỳ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng.
    Này các Tỳ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt”

    (Các lậu hoặc ở đây chính là những điều ác, những điều làm khổ mình, khổ người và khổ những loài vật khác.)
    Từ những tính chất này con người có thể dễ đàng tìm thấy được nhân quả của vũ trụ.



  6. #6
    Tham gia ngày
    Oct 2010
    Tuổi
    53
    Bài gởi
    9
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Default Ðề: Gieo Nhân Nào Gặt Quả Nấy

    NHÂN QUẢ [Sách Nói AUDIOBOOK]


    Dưới đây là tập hợp những câu hỏi của Phật tử và trả lời của thầy Thích Thông Lạc có liên quan đến nhân quả trong đời và đạo. Kính mời quý vị tải file “Nhân Quả.rar” về giải nén, chép ra CD để nghe tại đây

    Nói đến đạo Phật không ai là không biết về Nhân Quả. Nhân quả là một định luật chi phối môi trường sống, nó rất công bằng, công lý và không thiên vị ai. Không ai có thể mua chuộc được nhân quả dù là Phật.

    Khi hiểu rõ được nhân quả chúng ta mới tự giác sống ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện. Luôn sống thiện để tạo sự an vui cho mình, cho người và cho muôn loài vật.

    - Hiểu rõ nhân quả cho nên chúng ta biết rằng nhân nào quả đó, quả nào thì nhân đó, một nhân cho ra nhiều quả, một quả có nhiều nhân. Nghiệp lực nhân quả từng giây, từng phút phóng xuất ra môi trường sống và tương ưng tái sanh ngay, không cần phải đợi đến sau khi chết mới tương ưng tái sanh.

    - Hiểu rõ được nhân quả là công bằng và công lý, chúng ta mới biết không ai có thể mua chuộc được nhân quả, ai làm thì người đó chịu, phải chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm, không thể có chuyện cầu cúng để tai qua nạn khỏi, không có chuyện cầu an cầu siêu để tiêu trừ tội ác. Không có chuyện dùng tha lực để cứu người mà chính mỗi người phải tự cứu mình.

    - Hiểu rõ được nhân quả là nền đạo đức nhân bản - nhân quả, không phải là một thuyết định mệnh, số mệnh hay số phận, cho nên muốn thay đổi nhân quả xấu thành tốt chỉ có sống thiện, suy nghĩ thiện, nói lời thiện và hành động thiện. Do vậy, những chuyện xem bói, xem tướng, xem tử vi, xem ngày giờ tốt xấu, xem hướng, kiêng cử,... đều là mê tín.

    - Hiểu rõ nhân quả, chúng ta biết rằng không có linh hồn hay thần thức nào đi tái sanh mà chỉ có nghiệp lực nhân quả do thân khẩu ý của mỗi con người, phóng xuất ra môi trường sống tương ưng tái sanh.

    - Hiểu rõ nhân quả, chúng ta biết không có một thế giới siêu hình nào, không có chuyện hồn ma vất vưỡng trên cây, không có các tầng trời, thiên đàng hay địa ngục phán xét con người. Các nẻo luân hồi chỉ là các trạng thái của tâm con người. Thiên đàng hay địa ngục ở ngay tại thế gian này. Con người từ môi trường sống nhân quả sanh ra, sống trong môi trường sống nhân quả và chết trở về môi trường sống nhân quả. Chớ không phải từ đâu sanh ra và chết đi về đâu cả.

    - Hiểu rõ nhân quả, chúng ta nhận ra không có chuyện thần thánh nào ban phước hay giáng họa cho chúng ta được. Sự an vui hoặc buồn khổ đều do chính chúng ta mà ra. Từ đó chúng ta nhận ra được những ông Ngọc Hoàng, ông Trời, ông Táo, ông thần Tài, bà chúa, Quan Âm, ông Địa, ông quan công, .... đều là những vị thần tưởng của con người dựng lên chứ không có thật, không ai có thể giúp gì được cho chúng ta ngoại trừ chúng ta ra.

    - Hiểu rõ được nhân quả thì chúng ta sẽ thấy mọi việc trên đời này xảy ra đều là nhân quả, đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan, hợp tan tan hợp, vay trả trả vay, thay đổi vô thường, không có gì là bất biết, không có gì là ta, là của ta là bản ngã của ta. Tất cả mọi việc xảy ra đều là những màn kịch nhân quả. Ai chấp vào là ta, là của ta, là bất biến, là không thay đổi thì sẽ bị nhân quả lôi, làm nô lệ cho chúng và chịu đau khổ mãi mãi. Chỉ có giữ gìn tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự thì sẽ vượt qua được nhân quả.

    - Hiểu rõ mọi việc xảy ra trong cuộc sống là do đủ duyên mà thành, hết duyên thì tan. Và vì tính chất của các duyên là vô thường thay đổi, khi các duyên thay đổi thì mọi việc cũng thay đổi theo, duyên thay đổi theo chiều hướng thiện thì việc xấu ác cũng thay đổi theo chiều hướng thiện. Ví dụ: một người giận dữ quát mắng ta, ta không quát mắng lại, không buồn tức giận họ mà chỉ im lặng, còn khởi tâm yêu thương và tha thứ cho họ thì ngay lúc đó nó đã thay đổi các duyên của các ác pháp đó thành các duyên cho các thiện pháp, do tánh chất các pháp vô thường thay đổi như vậy nên chúng ta thấy được một sự giải thoát cụ thể và rõ ràng. Qua ví dụ trên ta thấy, ở đâu có đạo đức nhân bản nhân quả thì mọi việc sẽ an vui và hạnh phúc.

    Ví dụ 2: Khi hiểu rõ nhân quả, biết gốc của bệnh tật là do nhân giết hại và ăn thịt chúng sinh. Chỉ cần chúng ta nhận ra điều đó, biết thay đổi và bắt đầu sống tôn trọng sự sống, không giết hại và ăn thịt các loài vạn vật khác, luôn thương yêu sự sống của muôn loài vạn vật thì quả khổ bệnh sẽ từ từ chuyển đổi, không cần uống thuốc cũng hết bệnh.

    - Hiểu rõ tất cả mọi việc xảy đến đều là nhân quả, cho nên chúng ta không sống ích kỷ mà biết sống yêu thương, tha thứ người và sống vì người khác , sống yêu thương tha thứ người là sống biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng. Sống vì người khác là sống làm chủ từng suy nghĩ, lời nói và hành động không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

    - Hiểu rõ nhân quả, chúng ta biết được những thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn, lũ lụt, sóng thần, động đất, nủi lửa, chiến tranh đều do con người sống trong ác pháp, thường săn bắn, chài lưới, bắt cá, tôm, giết hại, ăn thịt chúng sinh, trộm cắp, dâm dục,...Chính những hành động ác của con người phóng xuất ra môi trường những từ trường ác. Chính những từ trường ác này tương ưng với những từ trường ác khác làm cho khí hậu thời tiết thay đổi dẫn đến thiên tai, bệnh tật, chiến tranh, tai nạn khắp nơi trên thế giới để gây hại lại chính những người có những hành động ác ở trên. Muốn chấm dứt thiên tai, bệnh tật, chiến tranh, tai nạn,... thì chỉ cần con người sống thiện, có những hành động thiện thì cuộc sống sẽ an vui hạnh phúc, thời tiết khí hậu ôn hòa bình lặng.

    - V.v...

    Mục Lục (nghe audio)

    1. Luật nhân quả - Nhân quả là gì
    2. Có 3 nơi phát xuất luật nhân quả - Nhân quả do đâu mà có
    3. Nhân quả - Con người từ đâu sinh ra và chết đi về đâu
    4. Con người từ đâu sanh
    5. Nghiệp
    6. Từ trường
    7. Luân hồi, cái gì luân hồi hay tái sanh
    8. Nghiệp tái sanh
    9. Nhân quả- Kinh nhân quả 3 đời
    10. Nghiệp làm sao chui vào bào thai
    11. Nghiệp lành của Phật
    12. Sau khi nhập diệt chư Phật có còn trở lại thế gian nữa không
    13. Nhân quả của người tu chứng đạo
    14. Nhân quả giữa người và vật
    15. Xả tâm dính mắc thế gian để chuyển hóa thân chó
    16. Nhân quả của những người làm từ thiện (trong bệnh viện)
    17. Nhân quả phải trả
    18. Đường đi nhân quả
    19. Nhân quả có trùng hợp hay không
    20. Nhân quả dịch cúm gia cầm
    21. Con cái là nhờ đức cha mẹ
    22. Duyên nhân quả vợ chồng
    23. Sáu nẻo luân hồi
    24. Lỡ tay làm chúng sanh chết
    25. Bằng cách nào kiếp sau gặp được chánh pháp
    26. Làm chủ sanh, già, bịnh, chết
    27. Nhìn đời bằng nhân quả
    28. Hơi nóng chỗ nào thì tái sanh chổ đó
    29. Con người do ba hành động thân miệng ý sanh ra
    30. Quả báo gì khi tâm và lời nói không đi đôi
    31. Quả báo có hay không
    32. Thân thường bị bệnh
    33. Tuổi già hay cau có la rầy
    34. Boriska – Cậu bé sao hỏa
    35. Cái gì chịu hậu quả nếu không có linh hồn
    36. Người điếc không sợ súng
    37. Con người ngày một đông hơn
    38. Khỉ vượn có phải là thủy tổ của loài người không
    39. Có sáu nghề ác
    40. Tướng cướp Angulimala
    41. Số mệnh
    42. Luật nhân quả
    43. Ngẫu nhiên
    44. Sát sanh mà không tội
    45. Yểu tử được tái sanh không
    46. Nhân quả xinh đẹp
    47. Thông minh
    48. Mời ông bà đã chết về ăn tết
    49. Nếu con người không ăn thịt chúng sanh thì chúng sinh sẽ tràn ngập trái đất
    50. Sát nhân thì nhân oán, sát vật thì hóa kiếp làm chúng sanh
    51. Cận tử nghiệp
    52. Làm kiếp con mèo là sắp làm kiếp con người
    53. Dâm dục là con đường tái sanh luân hồi
    54. Ăn của đàn na tín thí mà không tu
    55. Chết là một sự nối tiếp của luật nhân quả vô thường
    56. Mất trí
    57. Tự tử
    58. Tiền thân
    59. Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác thì cuộc sống mới có hạnh phúc, an vui
    60. Tôn giáo và khoa học
    61. Đạo Phật còn trở lại như ngày xưa nữa không
    62. Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp có đúng không
    63. Phải nhìn đời bằng nhân quả
    64. Người chết rồi còn đau đớn nữa không
    65. Người chết đem thiêu cảm thấy nóng lắm
    66. Chuyển nhân quả quá khứ trong kiếp hiện tại
    67. Phước hữu lậu
    68. Cận tử nghiêp
    69. Nhân ác
    70. Biến đổi luật nhân quả
    71. Sát sanh cầu hạnh phúc
    72. Nỗi đau về thể xác
    73. Chính Đức Phật dạy không có thế giới siêu hình
    74. Làm chủ sự sống chết
    75. Lời Phật Dạy Nhân quả 1
    76. Lời Phật Dạy Nhân quả 2
    77. Gốc của bệnh từ đâu ?
    78. Nhân quả của những danh y
    79. Tại sao các nước lấy Phật giáo làm quốc giáo vẫn nghèo và khổ
    80. Gieo nhân gì gặt quả báo lên đồng nhập cốt
    81. Lòng biết ơn và niềm mơ ước
    82. Một ly sữa
    83. Các vị lạt ma tái sinh
    84. Hết nợ
    85. Nhân quả làm từ thiện gặt lấy tai họa thảm khốc
    86. Thờ phục, đi lễ, cúng chùa
    87. Giải hạn
    88. Cầu phúc, xin lộc
    89. Xóc thẻ
    90. Tạo điều thiện cho người chết
    91. Mục Liên Thanh Đề
    92. Bài học đạo đức – Những bàn tay vấy máu
    93. Năm sợ hãi và hận thù
    94. Có cõi trời không ?
    95. Nghiệp tái sinh luân hồi – nghề nào nghiệp đó
    96. Bão chuyển hướng
    97. Nhân quả cắt cổ con gà
    98. Nhân quả của người đồng tính luyến ái
    99. Đặt tình thương không đúng chổ
    100. Người chứng quả Alahan có còn nhân quả với chúng sinh không
    101. Chuyển đổi Nhân quả gia đình
    102. Ái kiết sử
    103. Đức vượt qua, làm chủ và chấp nhận nhân quả
    104. Lòng yêu thương
    105. Thiên đàng và địa ngục
    106. Bàn tay yêu thương
    107. Dòng chữ yêu thương trên tường
    108. Độc chiêu
    109. Chiến dịch SS10
    110. Một việc nhỏ
    111. Bọn trẻ xóm cống
    112. Người bán tuổi thơ
    113. Ác nghiệp
    thay đổi nội dung bởi: phimanh, 12-09-2013 lúc 12:59 PM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts