kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Threaded View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default Các điểm Tham Quan Tại Thành Phố Rạch Giá

    CÁC ĐIỂM THAM QUAN TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ
    Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Kiên Giang nằm trên vịnh biển tây- nam Việt Nam. Rạch Giá có bờ biển dài 15km, có nhiều cửa sông, rạch,kinh đổ ra Vịnh Thái Lan. Vì vậy nó có vị thế bề mặt du lịch biển và hình thành tuyến vành đai biển, giao thông đường biển của tỉnh cũng như khu vực phía tây Nam bộ.
    1. Đình Nguyễn Trung Trực (18 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh):
    Đình thờ Anh Hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, một vị anh hùng chống thực dân Pháp bị xử chém năm 1868. Trong chính điện đặt thờ bài vị và tranh chân dung Nguyễn Trung Trực và một số vị, tướng của ông. Sân đình có cây đa cổ thụ quanh năm bóng mát. Hàng năm có hàng trăm trăm ngàn khách du khách thập phương đến dự ngày lễ giỗ Ông.
    2. Chùa Tam Bảo (Đường Sư Thiên Ân - phường Vĩnh Bảo):
    Vào cuối thế kỷ XVIII, Bà Dương Thị Cán (tức Hoặng) dựng nên ngôi chùa bằng mái tranh vách đất tại ven bờ kinh ông Hiển để tu hành. Bà là người có công vận chuyển lương thực tiếp ứng cho quan của vua Gia Long vì vậy chùa đượ sắc phong “Sắc Tứ Tam Bảo Tự”. Năm 1913, Hoà thượng Thích Chí Thiền tục danh là ông đạo Đồng về chủ trì, lấy nơi đây làm điểm hoạt động và chế tạo vũ khí cho cách mạng. Hoà Thượng Đồng bị thực dân Pháp bắt đi đày và hy sinh Côn Đảo. Khu vườn trong ngôi chùa có nhiều cây xanh được điêu khắc hình con rồng, con hươu và những con vật khác. Trong nội thất cổ kính, chạm khắc nhiều. Bên hông chánh điện có ngôi tháp 3 tầng, tháp Tam Bảo, tầng trên thờ phật (Phật Bảo), tầng giữa thờ kinh Pháp Hoa (Pháp Bảo), tầng dưới thờ các hoà thượng (Tăng Bảo).

    3. Đình Vĩnh Hoà (đường Nguyễn Hùng Sơn, phường Vĩnh Thanh Vân):
    Đình Vĩnh Hoà là nơi sinh hoạt văn hoá của người Việt ở Rạch Giá từ thời tiền Nguyễn. Đình có lối kiến trúc theo kiểu đình cổ truyền, ban đầu gọi là miếu Hội Đồng, về sau gọi là đình Vĩnh Hoà. sách Đại Nam Thống Nhất Chí của triều Nguyễn gọi đình Vĩnh Hoà là “ngôi đền cổ”. Xưa kia mỗi năm dân trong vùng tổ chức cúng đình nhiều lần và hàng năm còn tổ chức hội hè vui chơi như: hát bội, đánh thai, chọi gà, múa lân...
    4. Chùa Quan Thánh Đế ( đường Hùng Vương-phường vĩnh Thanh Vân):
    xây dựng năm 1752, một số người Hoa di cư đến đây lập nghiệp và dựng một ngôi miếu thờ tiền hiền trên nền của ngôi chùa cổ Giá Đà chính vì vậy người dân quen gọi là chùa Vĩnh Lạc hay miếu Vĩnh Lạc. Đến năm 1927, miếu Vĩnh Lạc được tu sửa lại để thờ Quan Vân Trường (Quan Thánh Đế). Chùa Quang Đế với kiến trúc, trang trí hoa văn chạm trổ tinh tế và hoa mĩ được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.
    5. Chùa Láng Cát: Chùa Láng Cát (Ranataransĩ nghĩa là “Hào quang của viên ngọc”)
    là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Đầu thế kỷ XV, khu vực Vĩnh Lạc còn là một vùng hẻo lánh ở ven biển, cỏ cây rậm rạp và thú rừng ẩn trú, có một số người dân tộc Khmer đến đây sinh sống. Năm 1455, hoà thượng Rich-Thi-Chi đã đến sóc ngày truyền đạo, qui tụ đồng bào phật tử Khmer lập nên chùa để làm nơi sinh hoạt tâm linh của sóc. Chùa láng Cát còn là nơi hoạt động cách mạng của một số cán bộ chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến. Chùa mang nét kiến trúc đặt trưng của chùa Khmer, có nhiều hoạ tiết trang trí rất tinh xảo.
    6. Đình Nguyễn Hiền Điều (đường Mai Hồng hạnh, Rạch Sỏi):
    Phó cơ Nguyễn Hiền Điều là người có công dẹp loạn dưới triều Minh Mạng, hy sinh tại Rạch Giá được người địa phương lập đền thờ. Đình phó Cơ Điều là một trong những ngôi đình cổ của vùng Rạch Giá. Ngoài nơi thờ chính tại đình giếng Cây Trâm, bài vị của ông còn được thờ ở đình cầu Quay (xã An Hoà), đình Tà Niên (Châu Thành) và đình Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá).
    7. Đình làng Tà Niên (xã Vĩnh Hoà Đông, Châu Thành):
    Vốn là đình làng Vĩnh Hoà Đông sau trở thành đình thờ các vị anh hùng dân tộc: Nguyễn Hiền Điều, Nguyễn Trung Trực, Lâm Quang Ky. ngoài ra đình còn thờ thành hoàng bổn cảnh Ngô Quyền Hoá người có công khai mở làng. Ngày rầm tháng giêng hàng năm lễ cúng đình có hàng trăm ngàn khách thập phương đến tham dự. Làng còn nổi tiếng bởi nghề dệt chiếu cói Tà Niên.
    8. Mộ Hội đồng Suông (đường nguyễn Trung Trực, An Hoà, đối diện với nhà văn hoá trung tâm Kiên Giang): Một quần thể kiến trúc mộ bằng đá cẩm thạch hồng, trắng và xanh nguyên khối quí giá chạm chỗ tinh xảo, khắc hoạ nhiều hoa văn với các chim muông, cây cỏ, hoa là và linh vật...Hòn non bộ bên phải mộ gọi là Đông Sơn Mộ do nhóm thợ người Hoa xây dựng, hòn bên trái gọi là tây Sơn Mộ do nhóm thợ người Việt từ miền Bắc vào xây dựng, là một điểm du lịch văn hoá hấp dẫn.
    9. Nhà bảo tàng Kiên Giang (21-Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân):
    Ngôi cổ lớn và đẹp nhất còn lại ở thành phố Rạch Giá, được dùng làm nhà trưng bày của bảo tàng tỉnh Kiên Giang. Kiến trúc ngôi nhà hình “nội thất ngoại quốc” lạ và đẹp. Bên ngoài như một biệt thự kiểu Pháp, bên trong lại thiết kế theo kiểu nhà Việt Nam cổ truyền. Hoa văn chạm trỗ cầu kỳ, đường nét sắc xảo. Đồ đạc bằng gỗ quý khảm xà cừ, tất cả tạo nên dáng vẽ lộng lẫy cho ngôi nhà.
    10. Chùa Phổ Minh (đường Cô bắc-Cô Giang, phường vĩnh Bảo):
    Đây là một ngôi chùan hỏ được xây dựng năm 1967 và có một tượng phật Thích Ca đượ thỉnh từ hiệp hội phật giáo Thái Lan. Kế bên tượng đức phật Thích Ca này là tượng đức phật Thích Ca theo môtip tượng Việt Nam. Chùa phổ Minh mở cửa hàng ngày để cho người dân và du khách đến thăm viếng và cầu nguyện.
    11. Chùa Phật Lớn (đường Quang Trung, phường Vĩnh Quang):
    Ngôi chùa Khmer chỉ thờ phật Thích Ca. Khach có thể thưởng thức nước thốt nốt thường bán trước chùa. trong chùa có cây hoa ưu đàm hơn trăm năm tuổi được thỉnh từ Srilanka về trồng. Lễ cầu kinh được tiến hành hàng ngày được tiến hành từ 4giờ tới 6 giờ mỗi sáng và từ 5 giờ đến 7 giờ buổi chiều.
    12. Nhà thờ Lớn (nhà thờ Chánh toà Rạch Giá, 133 đường Nguyễn Trung Trực, phường Vĩnh Thanh): Một công trình kiến trúc gạch đỏ xây dựng vào năm 1918, xây dựng lại năm 1972. Thánh lễ được tổ chức vào mỗi chủ nhật từ 10 giờ sáng đến trưa ở nhà thờ.
    13. Khu đô thị Lấn Biển: Khu đô thị lấn biển được qui hoạch trên diện tích 420 ha. Đây là khu dân cư, trung tâm hành chính mới của tỉnh Kiên Giang. Khu vực dân cư gồm những khu nhà xây cất hiện đại, biệt thự cao cấp. Du khách có thể đến với những nhà hàng, quán cà phê hữu tình của khu lấn biển để thưởng thức và ngắm mặt trời lạng xuống biển Tây.
    14. Trung tâm thương mại Rạch Giá (phường vĩnh Quang):
    Đây là Trung tâm Thương mại lớn nhất Kiên Giang, được thiết kế thành 3 khu với qui mô rộng lớn và hiện đại. Ở đây du khách có thể tham quan mua sắm tất cả các loại hàng hoá vật dụng đến đặc sản, hải sản tươi sống. trung tâm còn có nhiều nàh khách sạn khang trang, nhà hàng, quán ăn ngon. Bến xe khách chất lượng cao trong trung tâm phục vụ khách tất cả các tuýên trong và ngoài tỉnh.
    15. Công viên văn hoá An Hoà (phường An Bình):
    Công viên văn hoá An Hoà có diện tích trên 40 ha, nằm ngay chân cầu Rạch Sỏi. Công viên có nhiều khu vui chơi giải trí và thường xuyên tổ chức hội chợ thương mại, hoạt động văn hoá lớn của tỉnh. Chợ đêm An Hoà phục vụ du khách từ 17giờ đến 24 giờ hàng đêm.
    thay đổi nội dung bởi: Thanh Hai_KG, 01-18-2010 lúc 10:42 PM

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts