KIẾN TRÍ DUYÊN CÁCH BÌNH ĐỊNH
TỪ XƯA ĐẾN NAY


Bình Định nguyên xưa là đất Việt Thường Thị (1). Tục truyền rằng: Năm 2353 trước công nguyên, xứ Việt Thường Thị đem dâng rùa thần sang Trung Quốc , sau hai lần thông dịch mới hiểu được nhau. Rùa thần sống nghìn năm, vuông hơn ba thước, lưng có chữ khoa đẩu (giống hình con nòng nọc) ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau. Vua Nghiêu sai người chép lại, gọi là lịch rùa (2).

Đến đời nhà Tần, sứ này là huyện Lâm Ấp thuộc Tượng Quân; đời nhà Hán là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam; đời Hậu Hán (năm 137) n gười trong quận làm chức quan nhỏ tên là Khu Liên nổi lên giết quan huyện, tự xưng là vua Lâm Ấp. Năm 605, lấy lại Lâm Ấp đặt làm Xung Châu rồi quận Lâm Ấp. Đời Đường, năm 627, đổi tên là Lâm Châu coi ba huyện (Lâm Ấp, Kim Long, Hải Giới). Năm 803, nhà Đường bỏ đất này, dân chúng dựng nước Chiên Thành, chiếm đất này làm thành Đồ Bàn (sau thị xã Bình Định) và Thị Nại (sau là thị xã Quy Nhơn). (3)

Việt Nam ta đời Lê Hồng Đức năm đầu (1470 -1471) đánh Chiêm Thành (năm sau) (1471) lấy hai thành ấy mở đất đến núi Thạch Bi (nay thuộc Phú Yên), chia làm 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn và đặt Phủ Hoài Nhơn cho thuộc Quảng Nam thừa tuyên.

(1) Quốc sử qun, Đại Nam nhất thống chí (ghi tắt NTC). Tỉnh Bình Định. Nguyễn Tạo dịch. Nha văn hố BQGGD. Si Gịn, 1964. Trang 10.
(2) Quốc sử qun, Khâm định Việt sử thơng gim cương mục. BVHGD XB. Si Gịn, 1965. Trang 64.
(3) Theo NTC. ]

Năm 1602, Nguyễn Hoàng (chúa Tiên) đổi tên làm phủ Quy Nhơn vẫn cho thuộc dinh Quảng Nam.

Năm 1651, Nguyễn Phước Tần (chúa Hiền) đổi làm phủ Quy Ninh. Năm 1742, Nguyễn Phước Khoát (chúa võ) phục lại tên cũ là Quy Nhơn.

Từ năm 1773 đến năm 1797, nhà Tây Sơn nổi lên từ đây và chiếm cứ đất này, đắp thêm thành Đồ Bẵnng là thành Hoàng Đế. Sau khi lấy lại được thành Quy Nhơn, Nguyễn Anh liền đổi tên là thành Bình Định, sai Võ Tánh và Ngô Tùng Châu chấn thủ thành này, nhưng vần để phủ Quy Nhơn.

Năm 1800, các tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dõng bao vây thành trên 1 năm. Võ Tánh và Tùng Châu phải tuẫn tiết. Bấy giờ Nguyễn Anh đã lấy lại Phú Xuân, Quang Diệu phải bỏ thành. Nguyễn Anh liền đặt làm dinh Bình Định , đặt quan cai trị gọi là Lưu thủ, Cai bộ, Ký luật, coi như phủ Quy Nhơn.

Năm 1808, đổi dinh Bình Định thành trấn Bình Định.

Năm 1826, Gia Long đặt tri phủ phủ Quy Nhơn, lãnh coi 3 huyện: Bồng Sơn. Tuy Viễn, Phù Ly.

Năm 1831, lại cải phủ Quy Nhơn thành phủ Hoài Nhơn.

Năm 1832, chia đặt tỉnh hạt, đổi trấn làm tỉnh (tỉnh Bình Định), đặt chức tổng đốc Bình Phú (coi tỉnh Bình Định và thống hạt tỉnh Phú Yên). Lại chia huyên Tuy Viễn làm hai huyện : Tuy Viễn, Tuy Phước và đặt phủ An Nhơn. Chia huyện Phù Ly làm 2 huyện : Phù Cát, Phù Mỹ đều thuộc Phủ Hoài Nhơn như năm trước (coi cả huyện Bồng Sơn).

Năm 1834, lấy từ Bình Định vào nam đến tỉnh Bình Thuận làm Tả Kỳ.

Năm 1839, thi hành phép quân điền duy nhất tại tỉnh Bình Định (xin coi danh mục thôn, tổng, huyện, phủ có đối chiếu Hán - Việt ở phần sau).

Năm 1877, đặt nha Kinh lý An Khê ở miền thượng du huyện Tuy Viễn. Năm 1888, cải đặt làm huyện Bình Khê, thuộc phủ Hoài Nhơn.

Năm 1883, Pháp đánh Huế và đặt quyền bảo hộ.

Năm 1890, đặt châu Hoài An ở thượng du huyện Bồng Sơn.

Năm 1899, đổi làm huyện Hoài An thuộc phủ Hoài Nhơn.